Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Chế độ ăn thiếu lành mạnh, lười vận động… có thể dẫn tới đái tháo đường type 2

8 thực phẩm giàu carbohydrate tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Mắc PCOS, chị em nên làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 2?

Muốn kiểm soát đường huyết: Sao không uống nước ép mướp đắng?

5 hiểu lầm thường gặp về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường

Dưới đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:

Hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá có thể làm cho tình trạng kháng insulin trở nên trầm trọng hơn. Kể cả với người bình thường, không mắc bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá cũng có khiến việc kiểm soát lượng đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Căng thẳng mạn tính

Khi bị căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng đường vào máu để cung cấp thêm năng lượng cho các tế bào. Điều này có nghĩa là căng thẳng mạn tính có thể khiến đường huyết tăng cao, khó kiểm soát hơn, về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2.

Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2

Sử dụng một số loại thuốc

Sử dụng một số loại thuốc Steroid, thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), thuốc chống loạn thần, thuốc trị hen suyễn… có thể gây ra tác dụng phụ khiến đường huyết tăng cao. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ trước khi sử dụng.

Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến bạn bị thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ) cũng cảnh báo rằng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế… cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đái tháo đường type 2.

Chế độ ăn kém lành mạnh khiến gây béo phì, tăng nguy cơ đái tháo đường

Thiếu hoạt động thể chất

Lối sống thiếu vận động có thể khiến cơ thể khó kiểm soát đường huyết hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bài tập thể dục nhịp điệu có thể giúp tăng cường hoạt động của hormone insulin, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn trong vòng 24 giờ sau khi tập luyện.

Để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, tốt nhất bạn nên kết hợp các bài tập rèn luyện sức bền với các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp, các bài tập cường độ cao.

Nồng độ cholesterol cao

Nồng độ cholesterol “xấu” LDL và triglyceride cao có thể dẫn đến tình trạng kiểm soát đường huyết kém. Ngoài ra, suy giảm nồng độ cholesterol tốt “HDL” cũng có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng bà bầu có đường huyết tăng cao khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đái tháo đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh, tuy nhiên điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 sau này ở người mẹ.

Bỏ qua các triệu chứng tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là thuật ngữ được sử dụng cho những người có nồng độ đường huyết cao hơn bình thường, nhưng chưa cao đến mức để được chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Theo Mayo Clinic, trong một vài trường hợp, người bị tiền đái tháo đường có thể thường xuyên thấy khát nước, có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn hoặc xuất hiện các đốm nâu trên da. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám ngay lập tức để được tư vấn biện pháp phòng ngừa đái tháo đường type 2.

Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố bạn không thể thay đổi như bạn là nam giới, di truyền, mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Vi Bùi H+ (Theo Thisisinsider)

Gợi ý cho người đái tháo đường: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

8 thực phẩm giàu carbohydrate tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết