Liệu bạn có thể sống tốt mà không có túi mật?

Bạn sẽ cần chú ý hơn tới chế độ ăn sau khi cắt bỏ túi mật

Phòng ngừa sỏi mật nhờ một số thực phẩm tự nhiên

Sử dụng nước ép bưởi như thế nào để làm sạch túi mật?

6 lời khuyên giúp phòng ngừa sỏi mật, giữ túi mật khỏe mạnh

Cẩn thận các thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau túi mật

Túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan nhỏ, có hình quả lê, nằm bên dưới gan. Công việc của túi mật là lưu trữ và tập trung dịch mật, một chất lỏng được sản xuất ở gan và có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Khi bạn ăn nhiều chất béo trong các thực phẩm hàng ngày, túi mật sẽ co bóp, tiết dịch mật vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo.

Sự xuất hiện của sỏi mật là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn phải cắt bỏ túi mật. Thông thường, sỏi mật hình thành trong túi mật sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Người bệnh vẫn có thể sống bình thường mà không hề biết mình bị sỏi mật.

Sỏi mật gây viêm, đau đớn là nguyên nhân khiến bạn phải cắt túi mật

Tuy nhiên, nếu viên sỏi di chuyển vào ống mật, gây viêm túi mật hoặc tắc ống mật, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn (thường là ở vùng bụng trên, bên phải). Nếu không được xử lý kịp thời, viên sỏi mật có thể gây viêm, nhiễm trùng ống mật, túi mật.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật cắt túi mật?

Những triệu chứng thường gặp sau khi cắt túi mật là khó tiêu, đau bụng và buồn nôn. Người bệnh cũng có thể thường xuyên bị đầy bụng, nôn mửa.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn nhiều chất béo, protein, ăn ít rau củ, trái cây… sau khi cắt túi mật sẽ gặp các triệu chứng này thường xuyên hơn.

Sau khi phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh cũng thường gặp các rối loạn tiêu hóa (như tiêu chảy) do lượng dịch mật còn dư thừa trong ruột. Đặc biệt, tình trạng tiêu chảy có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn nhiều chất béo trong chế độ ăn hàng ngày.

Vậy bạn nên thay đổi chế độ ăn thế nào sau khi cắt túi mật?

Sau khi trải qua phẫu thuật cắt túi mật, bạn nên chuyển sang chế độ ăn ít béo, ít protein động vật. Thay vào đó, hãy ăn nhiều chất xơ trong các loại rau củ, trái cây.

Khi vết mổ lành hẳn, bạn có thể bắt đầu bổ sung lại các chất béo lành mạnh trong thực phẩm, nhưng lưu ý tăng lượng tiêu thụ từ từ. Người bệnh sỏi mật đã làm phẫu thuật cắt túi mật cũng nên chú ý uống nhiều nước hơn, tránh tiêu thụ đường tinh luyện và các loại đồ ăn nhanh có thể gây đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi túi mật

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa