Chậm kinh, trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt gây xáo trộn cuộc sống của chị em
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh: Điều trị thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh có cần điều trị không?
Bị rối loạn kinh nguyệt: Nên bổ sung vitamin nào?
Lỡ hẹn 1 tuần mà “đèn đỏ” không đến là sao?
Bài thuốc Bát trân thang là gì?
Bát trân thang vốn là bài thuốc cổ được danh y Tiết Kỷ người Trung Quốc đời nhà Minh nghiên cứu nên dựa trên những nguyên lý Đông y, có công dụng bồi bổ khí huyết, phòng chống thiếu máu, điều trị các bệnh sản phụ khoa.
Trong nền y học cổ truyền của nước ta, Bát trân thang là một trong những phương thuốc bổ khí huyết rất thông dụng. Bài thuốc này thường được dùng làm hạt nhân để gia giảm, cấu tạo nên các bài thuốc mới.
Theo phân tích của y học hiện đại, Bát trân thang có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, từ đó giúp phòng chống tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, chống mệt mỏi, bảo vệ gan...
Bài thuốc Bát trân thang giúp bổ khí huyết tốt cho phụ nữ
Phân tích bài thuốc Bát trân thang
Bát trân thang gồm có 8 vị thuốc: Đương quy 12gr, xuyên khung 12gr, thục địa 20gr, bạch thược 12gr, đảng sâm 12gr, bạch linh 12gr, bạch truật 12gr, cam thảo 10gr.
Đây là bài thuốc kinh điển, được kết hợp từ 2 bài thuốc là Tứ quân tử thang (có tác dụng bổ khí) và Tứ vật thang (bổ huyết). Cả hai bài thuốc này kết hợp lại có tác dụng bổ khí bổ huyết. Bởi theo y học cổ truyền, khí là soái của huyết, khí hư dẫn đến huyết hư và ngược lại. Vì vậy, khi sử dụng các thuốc bổ khí thường kết hợp các loại thuốc bổ huyết với nhau.
Bài thuốc Tứ vật thang (bổ huyết): Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Thục địa có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Bạch thược giúp dưỡng huyết điều kinh. Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết thông kinh, hành khí giải uất, làm huyết lưu thông, chống huyết ứ trệ.
Như vậy, bài thuốc Tứ vật thang có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, không những điều trị huyết hư mà còn dùng cho cả huyết ứ trệ.
Bài thuốc Tứ quân tử thang (bổ khí): Đảng sâm bổ khí (nguyên khí), có tính cam ôn, dùng trong trường hợp trung khí bị hư, bạch truật khổ ôn để kiện tì vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ. Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện tỳ giúp Bạch truật tăng tác dụng hóa thấp, tăng nguồn khí huyết cho cơ thể. Cam thảo giúp bổ khí hòa trung đưa thuốc vào tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc.
Bài thuốc này giúp bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Cả 4 vị thuốc kết hợp với nhau có tính hòa hoãn, dễ uống, đều làm ăn ngon, bổ khí.
Ứng dụng bài thuốc Bát trân thang thế nào?
Bài thuốc Bát trân thang chủ yếu vẫn được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn mềm. Tuy vậy, việc đi bắt mạch, bốc thuốc, sắc thuốc không phải là vấn đề đơn giản với hầu hết phụ nữ.
Để tiện lợi và an toàn, chị em có thể tìm các loại thuốc được chiết xuất từ bài thuốc này kết hợp với Hương phụ và Trần bì (hai vị thuốc có công dụng hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, làm giảm đau), để giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, trễ kinh, đau bụng kinh...
Vân Anh H+
Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương phụ và Trần bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.
Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website http://phuhuyetkhang.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.
*Sản phẩm này là thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bình luận của bạn