Suy thận - "con đường" chông gai của người bệnh đái tháo đường

Suy thận là "con đường" chung mà nhiều người bệnh đái tháo đường phải đi qua

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Suy thận là con đường cuối cùng và là hệ quả do quá trình tổn thương kéo dài làm giảm hoặc mất chức năng lọc máu của thận. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị để khỏi được hoàn toàn suy thận do đái tháo đường. Vì thế, phòng ngừa và phát hiện sớm suy thận vẫn là một trong những mục tiêu ưu tiên đối với tất cả những người mắc bệnh ĐTĐ.

Các phương pháp điều trị bệnh thận đái tháo đường 

Bước đầu tiên, người bệnh cần được kiểm tra và xác định xem đã bị suy thận hay chưa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc đái tháo đường, vốn có nguy cơ cao bị suy thận, bởi ở giai đoạn đầu, hầu hết các trường hợp suy thận đều không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì và thậm chí không biết mình mắc bệnh cho tới khi được chẩn đoán.

Sau khi đã chẩn đoán suy thận, người bệnh cần có kế hoạch điều trị cụ thể hướng tới các mục tiêu sau:

- Ổn định đường huyết: Kiểm soát đường huyết chặt chẽ góp phần đảo ngược tình trạng tăng mức lọc cầu thận (rất hay gặp ở người bệnh đái tháo đường, gây tích luỹ protein có thể làm tổn thương cầu thận), làm chậm sự phát triển của albumin niệu, protein niệu và sự suy giảm GFR (độ lọc cầu thận). Một trong những xét nghiệm cần được tiến hành thường xuyên để kiểm soát bệnh thận đái tháo đường là xét nghiệm mức hemoglobin A1C (HbA1C).

- Ổn định huyết áp: Nếu bị bệnh thận đái tháo đường kèm theo huyết áp cao, người bệnh bắt buộc phải kiểm soát trong phạm vi an toàn, tức là dưới 140/90mmHg (dùng thuốc hạ huyết áp nếu cần).

Kiểm soát tốt đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng thận do bệnh đái tháo đường

- Dùng thuốc: Một số loại thuốc ức chế ACE và ARB có thể bảo vệ thận. Chúng đa phần là thuốc huyết áp nhưng có thể sử dụng ở những bệnh nhân suy thận có huyết áp bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và đồng ý từ phía bác sỹ.

- Chế độ ăn: Áp dụng chế độ ăn ít muối, ít thịt đỏ, nhiều rau - củ - quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường và biến chứng suy thận.

- Kiểm soát cholesterol: Bên cạnh chỉ số đường huyết và huyết áp, người bệnh cũng cần kiểm soát chặt chẽ mức cholesterol trong máu bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc nếu cần.

- Thay đổi lối sống: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và tập thể dục thường xuyên.

Điều trị bệnh thận đái tháo đường là một quá trình khó khăn, vất vả và đôi khi khiến người ta nản chí. Tuy nhiên, đừng bao giờ buông xuôi sức khỏe của mình dù chỉ còn một tia hy vọng! Nếu tích cực và kiên trì điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy thận cũng như các biến chứng khác do đái tháo đường, người bệnh có thể kiểm soát bệnh suy thận trong giai đoạn 1 đến giai đoạn 4, ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn 5 và phải chạy thận.

Kim Chi H+ (Theo About)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu