- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Bệnh nhân đái tháo đường điều trị insulin thường bị tăng cân mất kiểm soát
Bị đái tháo đường có nên ăn quế để chữa bệnh?
Trầm cảm khi mang thai có liên quan đến bệnh đái tháo đường
Mất thị lực do đái tháo đường tăng đến mức báo động
Tại sao người bị đái tháo đường cần uống nhiều nước?
Nguyên nhân gây tăng cân khi điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường
Trước khi được bác sỹ chỉ định điều trị bằng insulin, hầu như bệnh nhân đái tháo đường đều bị giảm cân nặng. Lý do gây ra tình trạng này được kết hợp bởi 3 yếu tố:
- Một là khi cơ thể không thể chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng, đường dư thừa trong máu được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu gây lãng phí năng lượng. Điều này khiến người bệnh luôn thấy đói, kích thích họ ăn nhiều hơn và dần dần tạo thành thói quen ăn uống thiếu kiểm soát.
- Hai là thận gia tăng hiệu suất làm việc để đào thải đường từ nước tiểu, cơ thể cũng theo đó bị mất nước, trọng lượng nước trong cơ thể giảm khiến cân nặng giảm.
- Ba là người bệnh bị mất khối lượng mỡ và cơ do cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Khi người bệnh bắt đầu điều trị bằng insulin, cả 3 yếu tố làm giảm cân nặng sẽ được cải thiện: Đường huyết được duy trì ổn định nên năng lượng không bị mất đi lãng phí, cơ thể không bị mất nước, mỡ cùng với cơ bắp được xây dựng và tích lũy giúp người bệnh tăng cân trở lại. Đặc biệt, thói quen ăn uống thiếu kiểm soát do đường huyết tăng cao trước đó có thể dẫn đến tình trạng dư thừa quá đà trọng lượng.
Kém kiểm soát đường huyết khiến người bệnh đái tháo đường giảm cân nặng
Làm thế nào để quản lý trọng lượng khi điều trị bằng insulin?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), tránh tăng cân trong điều trị insulin là một phần quan trọng để quản lý tốt bệnh đái tháo đường type 2. Giảm trọng lượng dư thừa có thể giúp làm giảm chỉ số đường huyết xuống phạm vi an toàn. Hơn nữa, kết hợp với một lối sống lành mạnh để giảm cân sẽ tạo điều kiện cho người bệnh kiểm soát tốt bệnh tình, theo nghiên cứu được công bố trong tháng 4/2013 được đăng tải trên Tạp chí Diabetic Medicine.
Cụ thể, để tránh tăng cân và bảo vệ sức khỏe lâu dài, ADA khuyến cáo một số vấn đề với người bệnh đái tháo đường bắt đầu điều trị bằng insulin như sau:
1. Calorie nạp vào luôn bằng hoặc thấp hơn calorie tiêu hao: Tăng cân xảy ra khi lượng calorie người bệnh nhận được từ thực phẩm luôn cao hơn lượng calorie mà họ tiêu hao mỗi ngày. Lượng calorie cơ thể cần trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như trọng lượng hiện tại, tuổi tác, mức độ hoạt động và một số điều kiện y tế. Người bệnh cần nói chuyện với bác sỹ để có được một chế độ dinh dưỡng thích hợp với liệu trình điều trị hiện tại.
2. Tập thể dục thường xuyên: Không chỉ giúp đốt cháy calorie, tăng cường quá trình trao đổi chất, tập thể dục còn có tác dụng làm giảm tình trạng kháng insulin, nó cũng làm tăng tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Lưu ý, ngoài các bài tập cardio như chạy bộ, đạp xe,... các bài tập xây dựng cơ bắp với tạ sẽ giúp đốt cháy nhiều calorie hơn cho người bệnh.
3. Ăn uống đều đặn: Bỏ bữa làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và có thể khiến họ ăn quá nhiều trong bữa ăn tới. Bỏ bữa cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết nếu bệnh nhân không điều chỉnh liều insulin. Chia nhỏ các bữa ăn với cùng một lượng thực phẩm sẽ giúp người bệnh kiểm soát cân nặng và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.
4. Không bao giờ tự ý giảm hoặc bỏ liều insulin để giảm cân: Tiêm insulin không đủ liều dẫn đến đường huyết trong máu cao mà có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Một lần nữa, cần chia sẻ với bác sỹ về tác dụng phụ tăng cân mà người bệnh đang gặp phải khi sử dụng insulin. Thuốc đái tháo đường type 2 khác cộng thêm sử dụng thực phẩm chức năng chuyên biệt cho bệnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và thúc đẩy giảm cân.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn