Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Phát hiện sớm tay chân miệng giúp trẻ điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh minh họa

Biến chứng của bệnh tay chân miệng nguy hiểm thế nào?

Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng trong mùa nóng

Trẻ bị tay chân miệng nên xử lý như thế nào?

Video: Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng

Số ca bệnh tay chân miệng “tăng vọt”

Theo ghi nhận của báo Dân trí, bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh ở mức báo động tại TP.HCM và các tỉnh, thành Nam Bộ. Số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC), TP.HCM tính đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.044 ca). 21/24 quận huyện đều gia tăng ở mức báo động.

Phân tích nguyên nhân khiến số lượt bệnh nhân tăng nhanh, HCDC cho biết, tháng 3, tháng 4 là thời điểm trẻ trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết. Nhà trẻ và trường học được xem là môi trường dễ lây lan bệnh tay chân miệng nhất. Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết chuyển sang giai đoạn nắng nóng tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển.

Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie - loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua đường tiêu hóa hoặc qua dịch tiết mũi họng, nước bọt của bệnh nhân.

Mặc dù, tay chân miệng là bệnh lành tính nhưng nếu không chăm sóc tốt và chữa trị đúng cách thì người mắc có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như mất nước, nhiễm trùng vết loét, viêm màng não do virus, viêm não… Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sỹ thì mẹ cần chú ý kiêng một số điều sau để trẻ nhanh khỏi bệnh:

Kiêng tiếp xúc với trẻ khác

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, vì vậy mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Bên cạnh đó, không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, thìa, khăn tắm, chậu tắm, đồ chơi... với các thành viên khác trong gia đình để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Kiêng ăn các loại đồ ăn cứng hoặc nóng

Khi trẻ bị tay chân miệng, cảm giác đau rát sẽ xuất hiện do những tổn thương và vết loét trong niêm mạc miệng gây ra. Thêm vào đó, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, rối loạn tiêu hóa… khiến trẻ chán ăn. Lúc này, mẹ cần chế biến những món ăn lỏng không quá cứng như cháo, súp… để trẻ dễ nuốt, dễ ăn hơn.

Ngoài ra, trẻ bị tay chân miệng cũng cần kiêng ăn các món ăn quá nóng, cay vì có thể làm các vết loét trong miệng thêm trầm trọng, lâu lành.

Không kiêng nước

Việc kiêng nước là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm cho trẻ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm hơn. 

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tay chân miệng là mẹ cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó, nên tắm cho trẻ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.

Kiêng sát trùng bằng chanh, muối

Có nhiều mẹ thường dùng chanh hoặc muối để sát trùng vết lở loét khi thấy trẻ bị chân tay miệng vì nghĩ rằng làm vậy sẽ giúp làm sạch vết thương.

Tuy nhiên, bác sỹ khuyến cáo dùng chanh để sát trùng là phản tác dụng. Chanh là loại quả có tính acid cao. Việc dùng chanh hay muối để làm sạch vết thương sẽ khiến trẻ thêm đau xót.

Hơn nữa, làn da của trẻ em luôn mỏng và dễ tổn thương hơn người lớn. Dùng chanh, muối để sát trùng có thể sẽ khiến lớp da ngoài cùng của trẻ bị tổn hại, để lại những vết sẹo xấu xí. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên chà xát bất cứ loại lá tắm, chanh hay muối lên da trẻ để tránh tình trạng này.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm