- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Làm sao để dậy sớm vào buổi sáng mà không mệt mỏi và buồn ngủ?
Làm gì khi hạ đường huyết ở người đái tháo đường?
5 loại bệnh tim mà bệnh nhân đái tháo đường type 2 dễ mắc phải
Uống nước máy nhiễm phụ gia flo dễ bị đái tháo đường?
Bị đái tháo đường nên ăn 1 cốc trái cây này mỗi ngày
Đây là phát hiện mới nhất của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Langone, thuộc trường ĐH New York, Mỹ. Được biết, nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ JDRF (Juvenile Diabetes Research Foundation - Tổ chức Nghiên cứu bệnh đái tháo đường ở tuổi vị thành niên).
Nghiên cứu đã xem xét microbiome - hệ sinh thái gồm hàng trăm ngàn tỷ vi sinh vật gồm vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh… đang sinh sống và bao phủ mọi ngóc ngách cơ thể. Chúng cực kỳ bé nhỏ nhưng lại tác động rất lớn đến sức khỏe con người.
Cụ thể, nghiên cứu mới phát hiện ra những con chuột được điều trị bệnh bằng kháng sinh dễ bị đái tháo đường type 1 và phát triển bệnh nhanh hơn so với những con chuột không được điều trị bằng kháng sinh.
Đồ thị cho thấy những con chuột được điều trị bằng thuốc kháng sinh (màu đỏ) có hệ microbiome ít đa dạng hơn hệ microbiome ở những con chuột không sử dụng thuốc kháng sinh (màu xanh)
“Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ việc làm rõ cơ chế mà kháng sinh có thể thay đổi microbiome ruột và làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 1”, BS. Martin Blaser và GS. George W. Singer - tác giả chính của nghiên cứu cho hay, “Công trình này sử dụng chuột NOD – chuột bị đái tháo đường không béo phì. Chúng được sử dụng liều lượng thuốc kháng sinh tương đương như trẻ em để điều trị những bệnh nhiễm trùng thông thường”.
Jessica Dunne - Giám đốc Nghiên cứu khám phá tại JDRF cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng việc sử dụng kháng sinh có thể làm thay đổi vi sinh vật và có tác dụng lâu dài về phát triển miễn dịch và trao đổi chất, dẫn đến tự miễn dịch. Chúng tôi rất mong chờ để xem những phát hiện này có thể ảnh hưởng đến sự phát hiện của phương pháp điều trị phòng ngừa đái tháo đường type 1 trong tương lai và ứng dụng vào nghiên cứu vaccine”.
Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra khi tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy bị tấn công nhầm bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số nghiên cứu cho rằng microbiome sản sinh tự nhiên tác động tới hình thành hệ thống miễn dịch ít nhạy cảm, và vì vậy sẽ ít có khả năng tự tấn công. Theo các nhà nghiên cứu, thuốc kháng sinh có thể can thiệp vào tác động này.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của điều trị kháng sinh với sự phát triển của microbiomes trong đái tháo đường ở chuột NOD - nhóm dễ bị đái tháo đường type 1. Nhóm đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp xúc với 1 trong 2 loại kháng sinh liều thấp liên tục hoặc điều trị kháng sinh tấn công (PAT) - tương đương với liều sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng ở trẻ em. Cụ thể, những con chuột NOD được điều trị bằng PAT có tỷ lệ mắc đái tháo đường type 1 là 53%, gấp 2 lần so với chuột NOD không điều trị bằng kháng sinh (chỉ có 26% mắc đái tháo đường type 1).
Để xác định ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu vi khuẩn đường ruột từ tất cả các con chuột nghiên cứu rồi sử dụng kỹ thuật di truyền và thống kê để phân tích hàng triệu mảnh DNA của vi khuẩn trong các mẫu. Nghiên cứu cho phép xác định microbiome ở mỗi con chuột và thu thập những tác động sâu sắc của thuốc kháng sinh vào vi sinh vật trong suốt 13 tuần đầu tiên sau khi ra đời.
Ví dụ, một con chuột đực 3 tuần tuổi (được điều trị PAT) gần như mất hoàn toàn một số vi khuẩn trong đường ruột. Tại mọi thời điểm, trong tất cả các mẫu, sự đa dạng các loài trong hệ microbiome được điều trị bằng PAT thấp hơn so với nhóm chuột không được điều trị bằng PAT, đồng thời thành phần vi khuẩn ở hai nhóm chuột này cũng khác nhau rất nhiều. Các nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện thêm thí nghiệm chuyển giao vi khuẩn đường ruột ở những con chuột non đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh tới những con chuột thiếu microbiome tự thân (không có mầm bệnh) để đánh giá xem liệu rằng sự nhiễu loạn số lượng vi sinh vật có tác dụng miễn dịch hay không.
Kết quả là, sự nhiễu loạn vi sinh vật do thuốc kháng sinh gây ra có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch của người nhận. Đồng thời, những con chuột được điều trị PAT có tỷ lệ tế bào T thấp hơn, vì thế có thể hạn chế các phản ứng miễn dịch.
Hiểu hơn về đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 thường gặp ở trẻ em. Các biến chứng đái tháo đường ở trẻ em rất phức tạp và sẽ càng ngày càng nặng hơn: Mắt bị ảnh hưởng, các bệnh về da, các vấn đề về tim mạch, suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng tới dây thần kinh... Đặc biệt, nếu không tích cực điều trị đái tháo đường ở trẻ sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não, có thể suy giảm trí thông minh và giảm thị lực...
Bên cạnh đó, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế và dược sỹ để lựa chọn loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường cho trẻ, đặc biệt là những sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên như: Khổ qua, Dây thìa canh, Tảo spirulina, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn...
Biết Tuốt H+
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, TPCN TĐCARE giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn