Prasterone – Liệu pháp cho “nỗi đau khó nói”

Khô âm đạo gây đau khi quan hệ tình dục, chị em ngại ngùng "chuyện chăn gối" với chồng

25 tuổi đã bị khô âm đạo có nên dùng gel bôi trơn?

Truy tìm kẻ phá bĩnh “kỳ trăng mật thứ hai” của phụ nữ

Tàn nhang, khô hạn - “Kẻ thù” gây nên những nỗi đau!

Khô hạn đừng vội dùng “con dao hai lưỡi” estrogen

Nguyên nhân gây khô âm đạo tuổi mãn kinh

Khô âm đạo xảy ra do nồng độ nội tiết tố nữ estrogen thấp hơn, thường là sau khi sinh hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Lượng estrogen sau sinh có thể tự trở lại bình thường, nhưng ở phụ nữ mãn kinh thì không. Không chỉ làm giảm lượng estrogen được sản sinh từ buồng trứng, sự thay đổi của cơ thể trong thời kỳ mãn kinh còn làm chậm quá trình sản xuất tiền hormone là dehydroepiandrosterone (DHEA) ở tuyến thượng thận. Trong cơ thể, DHEA được chuyển hóa thành estrogen. Vì thế, DHEA ít hơn đồng nghĩa với nồng độ cũng estrogen cũng giảm đi đáng kể.

Âm đạo không được bôi trơn đầy đủ là nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng tới đời sống "chăn gối" của chị em.

DHEA được chuyển hóa thành nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể

Prasterone và chứng đau khi quan hệ tình dục

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Menopause vừa qua đã tìm hiểu hiệu quả của liệu pháp điều trị bằng Praterone (thuốc chứa DHEA, đặt âm đạo) trên 255 phụ nữ 40 – 75 tuổi (đến từ 24 thành phố ở Mỹ và 9 thành phố tại Canada) từng bị đau khi quan hệ tình dục. Những người tham gia nghiên cứu được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: Một nhóm đặt 1 viên thuốc Prasterone vào âm đạo hàng ngày trong 12 tuần, nhóm còn lại đặt giả dược. Liều DHEA trong mỗi viên Prasterone là 0,5% (6,6milligram).

Kết quả cho thấy, trong 12 tuần nghiên cứu, 46% phụ nữ cải thiện được triệu chứng đau khi quan hệ tình dục, 42% cải thiện được tình trạng khô âm đạo và dịch tiết âm đạo tăng lên đáng kể. Độ pH của các mô âm đạo cũng giảm về gần hơn độ pH ở tuổi tiền mãn kinh. Sử dụng DHEA âm đạo không làm tăng nồng độ estrogen trong máu hơn mức ở tuổi tiền mãn kinh và không khiến cho các lớp niêm mạc âm đạo bị thay đổi. Vì thế, thuốc Prasterone chỉ tác động đến âm đạo mà không ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể như là các thuốc hormone hiện tại.

Đây là một nghiên cứu rất hữu ích. Hiện tại, có hai sự lựa chọn thuốc theo toa để điều trị khô âm đạo: Bổ sung estrogen qua đường âm đạo và thuốc không có estrogen (estrogen-free) được gọi là ospemifene, một loại SERM (chế phẩm được dùng để dự phòng và điều trị loãng xương). Các loại SERM bạn có thể biết bao gồm tamoxifen và Evista. Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng thuốc Replens giúp giảm độ pH và tăng độ ẩm của âm đạo.

Cục Điều tra Dân số Mỹ ước tính rằng có khoảng 60% phụ nữ Mỹ bị đau khi quan hệ tình dục và khô âm đạo. Trong số đó, chỉ có 10 – 20% phụ nữ tìm đến các cơ sở y tế để khám, chỉ có khoảng 7% đã từng được điều trị. Điều đó cho thấy chính bản thân phụ nữ còn ngại ngùng và chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe tình dục của mình.
Kim Chi H+ (Theo Menopause)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa