Viêm gan C căn nguyên gây xơ gan, ung thư gan

Viêm gan C gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Virus viêm gan B có gây xơ gan không?

Nhiễm HIV, viêm gan B vì... mốt xăm hình độc, lạ

Đưa thuốc điều trị viêm gan C vào danh sách thuốc thiết yếu

Ung thư vì viêm gan C siêu vi

Vô tình phát hiện bệnh

Theo các bác sỹ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trên 80% các trường hợp mắc bệnh viêm gan C không có triệu chứng gì đặc biệt trong nhiều năm. Khi bệnh nhân phát hiện mình bị vàng da, u gan, trướng bụng thì đã quá muộn... dẫn đến điều trị khó hoặc không thể điều trị được. Do đó, bệnh nhân cần chẩn đoán bệnh sớm trước khi có triệu chứng rõ ràng.

Bệnh nhân M.P (30 tuổi, kế toán của một công ty xây dựng) đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Tôi cũng không biết mình bị bệnh cho đến khi thấy ăn kém, ngủ kém. Cứ nghĩ do dạ dày nhưng đến bệnh viện làm xét nghiệm mới biết mình bị viêm gan C”. 

Theo báo cáo của WHO năm 2014, hiện nay trên thế giới có hơn 185 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Mỗi năm có 350.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Khoảng 85% trường hợp nhiễm siêu vi viêm gan C sẽ chuyển thành mạn tính. Đặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển thầm lặng qua 10 – 30 năm. Nhiều trường hợp bệnh chỉ phát hiện khi có biến chứng nghiêm trọng. Trong số những bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính có khoảng 10 - 20% bị biến chứng thành bệnh xơ gan, 5% bị biến chứng thành bệnh ung thư gan. Người bệnh viêm gan virus C sẽ phải đối mặt với ba biến chứng rất nguy hại là xơ gan, ung thư gan và suy gan. 

Viêm gan C có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và tuân thủ liệu trình điều trị. Chính vì thế việc chủ động xét nghiệm tầm soát là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan và điều trị dứt điểm căn bệnh này. 

Cần điều trị ngay

Tuy rất dễ lây lan và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng viêm gan C có thể chữa được nếu phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc và đúng cách. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay đó là thuốc ức chế virus kết hợp với interferon thế hệ mới.

Interferon thế hệ mới chỉ cần tiêm 1 lần trong một tuần, còn thuốc ức chế virus thì sẽ phải điều trị hàng ngày. Thời gian tối thiểu cho liệu trình kết hợp này là 6 tháng (tùy theo tình trạng nhiễm bệnh), sau đó bệnh nhân phải tiếp tục đi xét nghiệm kiểm tra để xác định phác đồ điều trị tiếp theo. Nhưng chính gánh nặng điều trị đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt, lâu dài theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa và chi phí tốn kém đã khiến nhiều bệnh nhân hiện nay cảm thấy e ngại dẫn tới việc điều trị chưa đầy đủ.

Theo một khảo sát tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM năm 2013, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận từ 700 - 800 lượt bệnh nhân đến khám gan, trong đó hơn 10% trường hợp nhiễm virus viêm gan C. Tuy nhiên mới chỉ hơn 5% bệnh nhân theo được đúng phác đồ điều trị (48 - 72 tuần).

Bệnh nhân M.P chia sẻ: "Dù đã có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí điều trị hàng tháng của tôi đã giảm hơn so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao, lên đến 6 - 7 triệu đồng/tháng. Để có tiền điều trị bệnh, gia đình tôi đã chạy vạy vay mượn khắp nơi nhưng vẫn chưa chữa khỏi bệnh".

Thuốc điều trị viêm gan C cũng gây ra một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi; Sốt kéo dài; Suy giảm tế bào máu; Suy thận; Suy giáp; Loạn thần; Đái tháo đường... Do đó khi điều trị viêm gan C, bệnh nhân thường phải dùng nhiều sản phẩm bổ trợ khác, hoặc phải điều trị kèm bệnh khác nên tổng chi phí rất tốn kém. Việc điều trị viêm gan C lại đòi hỏi bệnh nhân phải quyết tâm trong từng tuần, từng tháng, nếu không, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, bỏ điều trị có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Các biện pháp phòng lây nhiễm viêm gan C:

- Đời sống tình dục an toàn, sử dụng bao cao su giúp phòng lây nhiễm.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, dao cạo.

- Sử dụng dịch vụ y tế, dịch vụ làm đẹp tại nơi đủ điều kiện tiệt trùng vô khuẩn để tránh lây nhiễm do dụng cụ.

 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm