Viêm họng do nhiễm virus hay vi khuẩn, làm dịu cơn đau họng thế nào?

Viêm họng gây dau họng, họng đau rát, sưng đỏ, sốt cao

7 điều cần biết về viêm họng liên cầu khuẩn

Những cách tự nhiên giúp chữa viêm họng cho trẻ

Phân biệt đau họng cảm lạnh, viêm họng và đau họng viêm amidan

12 cách tự nhiên giúp điều trị viêm họng, đau họng không cần thuốc

Triệu chứng viêm họng, đau họng:

- Đau cổ họng, khó nuốt;
- Đau tai;
- Họng khô rát, khó chịu;
- Cổ họng đỏ;
- Amidan sưng;
- Sốt cao;
- Có hạch ở cổ;
- Hơi thở hôi.

Nguyên nhân gây viêm họng, đau họng

90% viêm họng là do nhiễm virus và 10% là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Đau họng do nhiễm virus: 

Có rất nhiều loại virus có thể gây đau họng, bao gồm cả virus gây cảm lạnh, cúm và virus Epstein-Barr - nguyên nhân gây sốt viêm tuyến bạch cầu. Nhiễm virus có thể do các giọt trong không khí do ho và hắt hơi, không rửa tay. 

Nhiễm virus khi người khác ho, hắt hơi có thể gây viêm họng, đau họng

Các bác sỹ thường không kê đơn thuốc kháng sinh nếu viêm họng là do nhiễm virus, vì thuốc kháng sinh không làm giảm các triệu chứng của bệnh, hoặc tăng tốc độ phục hồi bệnh. Đau cổ họng thường hết trong vòng 1 tuần. 

Viêm họng do vi khuẩn:

Trong số các vi khuẩn gây viêm họng, vi khuẩn nhóm A là phổ biến nhất. Các triệu chứng liên quan đến viêm họng do vi khuẩn gồm: Sốt cao, amidan có mủ, nổi hạch bạch huyết mềm ở cổ. Thời kỳ ủ bệnh đến khi bệnh bùng phát tốt đa là 4 ngày. 

Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu bác sỹ nghĩ rằng bạn bị viêm họng do vi khuẩn. Ở một số ít bệnh nhân, viêm họng do vi khuẩn được điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (ví dụ Erythroped) trong trường hợp dị ứng penicillin.

Có thể bác sỹ sẽ lấy mẫu tăm bông hoặc xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây viêm họng.

Điều trị viêm họng, đau họng thế nào? 

Trong phần lớn các trường hợp, viêm họng là do nhiễm virus, có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt nếu bị sốt cao.

Dưới đây là cách giúp làm dịu cơn đau họng, bạn nên thực hiện ngay: 

- Uống nhiều nước;
- Ăn thức ăn mềm;
- Súc miệng bằng nước muối;
- Nghỉ ngơi nhiều. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn chẳng hạn như thuốc xịt có chứa chất khử trùng, thuốc gây tê để làm tê khu vực bị đau và làm sạch cổ họng. Những loại thuốc này có thể mua dễ dàng mà không cần phải kê đơn, tuy nhiên, bạn nên nhờ bác sỹ hoặc dược sỹ tư vấn. 

Bị đau họng khi nào nên đi khám? 

- Bị đau họng kéo dài hơn một tuần;
- Rất đau họng, nuốt khó khăn;
- Bị sốt cao;
- Bị phát ban;
- Có hệ miễn dịch yếu, vì bệnh đái tháo đường hoặc hóa trị.

Bị đau họng, viêm họng khi nào nên lo lắng?

Thông thường, đau cổ họng không gây rắc rối lớn và chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng các biến chứng sau có thể phát sinh: 

- Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra ở tai giữa (viêm tai giữa), xoang hoặc ngực. 
- Nếu là viêm họng liên cầu khuẩn, bạn có thể bị nổi ban đỏ (sốt tinh hồng nhiệt). 
- Một biến chứng không phổ biến là apxe họng, thường chỉ ở một bên. 
- Trong trường hợp hiếm, các bệnh như sốt thấp khớp hoặc viêm cầu thận cũng có thể xảy ra. 

Vân Anh H+ (Theo netdoctor)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng