Trẻ bị viêm tai giữa: Chữa thế nào, bao lâu thì khỏi?

Viêm tai giữa xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa

Con viêm tai giữa do mẹ rửa mũi sai cách

10 loại tinh dầu trị viêm tai giữa hiệu quả

Trẻ nghe kém khi bị viêm tai giữa thì sau này có bị điếc không?

Trẻ bị viêm tai giữa thường xuyên có nên phẫu thuật?

Các dấu hiệu viêm tai giữa

Đau tai là dấu hiệu chính của viêm tai giữa. Trẻ cũng có thể bị sốt, ăn ít, uống ít hoặc ngủ ít vì nhai, bú và nằm có thể gây áp lực với tai, gây đau đớn. Trẻ lớn hơn có thể kêu đau tai, nhưng trẻ nhỏ có thể kéo tai hoặc khóc nhiều hơn bình thường. 

Nếu áp suất từ dịch mủ đủ lớn, nó có thể gây vỡ màng nhĩ, dịch mủ sẽ chảy ra từ tai. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây rách màng nhĩ ở trẻ. Trẻ bị rách màng nhĩ có thể cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn, có tiếng vang trong tai hoặc ù tai. 

Nguyên nhân nào gây viêm tai giữa?

Viêm tai giữa xảy ra do sưng ở một hoặc cả 2 ống vòi nhĩ - nối tai giữa đến phần sau của cổ họng). Các ống này chính là nơi chất nhầy từ cổ họng vào tai giữa. 

Cảm lạnh, viêm họng, trào ngược acid, hoặc dị ứng có thể làm cho vòi nhĩ sưng lên. Virus, vi khuẩn phát triển trong dịch nhầy gây viêm tai giữa, tạo mủ. 

Trẻ bị viêm tai giữa thường quấy khóc bởi có thể trẻ rất đau đớn

Tại sao trẻ nhỏ hay bị viêm tai giữa? 

Trẻ em (đặc biệt là trong 2 - 4 năm đầu đời) bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn. Lý do là: 

- Vòi nhĩ ngắn hơn, nằm ngang giúp vi khuẩn và virus xâm nhập vào tai giữa dễ dàng hơn. Các ống này cũng hẹp hơn, vì vậy có nhiều khả năng bị tắc nghẽn. 
- Adenoids (nằm ở trần vòm họng) còn to, nên có thể cản trở việc mở các vòi nhĩ. 
- Các nguyên nhân khác có thể là: Trẻ ngửi phải khói thuốc lá, trẻ bú bình, trẻ đi học nhà trẻ. Viêm tai giữa thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. 

Viêm tai giữa không lây nhiễm, nhưng cảm lạnh có thể gây viêm tai. Viêm tai giữa phổ biến hơn trong mùa Đông khi nhiều người bị viêm đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Trẻ bị viêm tai giữa cũng có thể có các triệu chứng của cảm lạnh: Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc ho.

Viêm tai giữa bao lâu thì khỏi?

Viêm tai giữa thường tự biến mất trong vòng 2 - 3 ngày, thậm chí không cần điều trị. Trong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể kéo dài lâu hơn (dịch mủ ở tai giữa tồn đọng khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn), ngay cả khi đã điều trị bằng kháng sinh.

Điều trị viêm tai giữa như thế nào? 

Để điều trị viêm tai giữa, bác sỹ sẽ cân nhắc một vài vấn đề, như: 

- Loại, mức độ nghiêm trọng của viêm tai giữa; 
- Trẻ có hay bị tái phát viêm tai giữa hay không; 
- Thời gian viêm nhiễm kéo dài bao lâu; 
- Độ tuổi của trẻ; 
- Viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thính giác không. 

Việc lựa chọn điều trị phụ thuộc vào loại viêm tai giữa. Không phải cứ bị viêm tai giữa là phải điều trị bằng kháng sinh. Bởi vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai có thể tự khỏi. Trẻ sẽ được dùng thuốc giảm đau mà không cần dùng thuốc kháng sinh trong vài ngày để xem tình trạng nhiễm trùng có giảm không. 

Thuốc kháng sinh không giúp điều trị viêm tai giữa do virus và không làm thoát dịch mủ ở tai giữa. Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn gây tác dụng phụ và không làm giảm đau trong 24 giờ đầu. Hơn nữa, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới kháng thuốc - điều này còn khó điều trị hơn nhiều. 

Nếu bác sỹ kê toa thuốc kháng sinh, thường phải uống đủ 10 ngày. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên không bị viêm tai nặng, thời gian điều trị có thể rút ngắn xuống còn 5 - 7 ngày. 

Một số trẻ em, chẳng hạn như những trẻ bị viêm tai giữa tái phát và những trẻ bị mất thính giác kéo dài hoặc chậm phát âm, có thể cần phẫu thuật ống tai. Bác sỹ tai mũi họng có thể chèn một cái ống cho dịch mủ chảy từ tai giữa ra ngoài. Điều này giúp làm cân bằng áp suất trong tai. 

Làm thế nào để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn?

Bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt khi cần thiết. Bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc giảm đau miễn là màng nhĩ không bị vỡ.

Viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thính giác? 

Sự tích tụ chất lỏng ở tai giữa cũng ngăn chặn âm thanh, có thể dẫn đến các vấn đề về thính giác tạm thời.

Trẻ có thể: 
- Không phản ứng với tiếng động nhỏ; 
- Trẻ nói to hơn; 
- Trẻ dường như không mấy chú ý khi ở trường. 

Ở những trẻ bị viêm tai giữa tràn dịch, chất dịch phía sau màng nhĩ có thể ngăn chặn âm thanh. Do đó, trẻ có thể tạm thời bị mất thính giác. 

Nếu bị vỡ/rách màng nhĩ, trẻ có thể bị ù tai hoặc không nghe thấy như bình thường. 

Phòng ngừa viêm tai giữa như thế nào? 

- Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng để ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm tai. Nếu em bé bú bình, hãy bế bé để cho bú chứ đừng đặt bé nằm. 
- Đừng để trẻ hít phải khói thuốc lá, bởi khói thuốc có thể làm tăng số lượng và mức độ nhiễm trùng. 
- Cha mẹ và trẻ nên rửa sạch tay thường xuyên. Đây là một trong những cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng có thể gây cảm lạnh - dễ dẫn đến viêm tai giữa. 

Khi nào nên đưa trẻ đi khám? 

Viêm tai giữa mãi không khỏi hoặc viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể dẫn đến biến chứng. Vì vậy, nếu trẻ bị đau tai hoặc có cảm giác khó chịu ở tai, đặc biệt kèm theo sốt, bạn nên đưa trẻ đi khám. 

An An H+ (Theo kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng