Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm phổi

Nguy cơ mắc bệnh viêm phổi của bạn sẽ tăng cao vào mùa Đông

Bé bị ho và sốt cao, có phải bị viêm phổi?

Viêm phổi do virus ở trẻ: Đừng nhầm với cảm lạnh!

Viêm phổi ở trẻ em - những triệu chứng điển hình

Cha mẹ tự điều trị, nhiều trẻ nhập viện vì biến chứng viêm phổi

Vào mùa lạnh, hệ miễn dịch của bạn có nguy cơ bị suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Một vài biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm phổi - một căn bệnh thường gặp trong mùa lạnh.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Để phòng ngừa các vi khuẩn, virus gây bệnh, bạn nên rửa tay thường xuyên hơn bằng xà phòng diệt khuẩn trong mùa Đông, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vi khuẩn và virus gây bệnh viêm phổi thường lây lan qua việc tiếp xúc. Chính vì vậy, nếu bạn đang phải tiếp xúc nhiều với người mang mầm bệnh, hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết như: Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn thường xuyên, chuẩn bị giấy ăn, hoặc khăn mùi xoa khi hắt hơi.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus gây viêm phổi

Đảm bảo một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Cụ thể, bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây tươi. Bạn cũng không nên ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó, hãy nấu ăn tại nhà và duy trì chế độ ăn uống cân bằng.

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường sức khỏe, giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm phổi tốt hơn. Tránh uống nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá, vì các thói quen này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của phổi. 

Hãy đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm phổi

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi bao gồm: Đau tức ngực, ớn lạnh, mệt mỏi, sốt cao, khó thở, ho có đờm, đổ mồ hôi nhiều và run rẩy. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh tự ý dùng thuốc, vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc điều trị, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Nếu bị sốt cao, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nặng hơn, hoặc kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đi khám để được điều trị chuyên sâu hơn.

Những người mắc các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, tăng huyết áp… sẽ dễ bị viêm phổi hơn người bình thường, do hệ miễn dịch kém. Trong trường hợp này, hãy trao đổi với bác sỹ để tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp