Cẩn trọng với biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Nhiều trường hợp sốt xuất huyết nặng phải nhập viện điều trị

Dễ nhầm sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt siêu vi

Dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng tiếp tục tăng nhanh

Dịch sốt xuất huyết gia tăng: Làm gì để không mắc bệnh?

Nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng

Sốt xuất huyết gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Bệnh khó phát hiện, chẩn đoán sớm do những ngày đầu, các triệu chứng như sốt cao, phát ban ra ngoài da, biếng ăn, đau nhức người,… rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm virus khác như sốt siêu vi, sốt phát ban.… Xét nghiệm trong thời gian đầu mắc bệnh cũng không phân biệt được sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm virus khác. Cũng chính vì bệnh rất khó nhận biết nên nhiều người nghĩ mình mắc các bệnh khác như sốt siêu vi, sốt phát ban và tự ý điều trị tại nhà.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Kim Thư – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: “Đa phần người bệnh khi nhập viện đều không nghĩ mình bị sốt xuất huyết. Họ chỉ nghĩ mình bị sốt phát ban, sốt virus… nên đã tự ý uống thuốc hạ sốt và truyên dịch. Đến khi bệnh không thuyên giảm thì mới đến bệnh viện".

Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Xuất huyết ngũ tạng: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết ở ngũ tạng. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến sốc sốt xuất huyết, dịch ứ đọng nhiều có thể gây suy gan, suy tạng, suy hô hấp, suy tim... 

Thoát huyết tương: Đây là biến chứng thường gặp nhất khi bị sốt xuất huyết và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong. Thoát huyết tương là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch. Nguy hiểm hơn, nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây bụng to, cổ chướng. Vì vậy, bệnh nhân phải được phát hiện sớm bằng cách theo dõi, khám màng bụng, màng phổi, siêu âm và làm các xét nghiệm.

Co giật, hôn mê: Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể bị co giật, hôn mê do sốt cao kéo dài. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu như nhiệt độ cơ thể giảm, giảm khả năng tri giác. Khi xuất huyết kéo dài, dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh nguy hiểm khác. 

Biến chứng não: Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng có thể bị những biến chứng nguy hiểm như viêm não - viêm màng não. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. 

Mù mắt: Có hai loại biến chứng sốt xuất huyết có thể làm bệnh nhân mù đột ngột mà không gây đau nhức mắt. Sốt xuất huyết gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc, làm cho các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc. Ở những chỗ bị che khuất đó người bệnh sẽ không nhìn thấy được mọi vật, thị lực của mắt bị giảm sút. Ngoài ra, sốt xuất huyết gây xuất huyết trong dịch kính mắt: Dịch kính là chất lỏng lầy nhầy trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt thì ta mới nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù hẳn.

Tràn dịch màng phồi, máu trong thận: Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì dịch màng phổi, máu đọng trong thận... cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. 

Sảy thai, sinh non ở phụ nữ có thai: Tình trạng xuất huyết nặng có thể khiến thai phụ gặp nguy hiểm dẫn đến sảy thai, sinh non do các cơ quan trong cơ thể bị sốt xuất huyết, tổn thương nặng, không đủ đảm bảo sức khỏe của bản thân thai phụ và nuôi dưỡng bào thai.

Nên đi khám nếu có biểu hiện sốt xuất huyết

Hiện vẫn chưa có thuốc diều trị đặc hiệu và vaccine phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng. Khi phát hiện khu vực mình đang sinh sống có người bệnh sốt xuất huyết cần báo ngay cho y tế địa phương để có kế hoạch phòng chống. Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, loại bỏ nơi sinh sản của muối, diệt bọ gậy, khi ngủ cần mắc màn...

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Anh Thư: "Việc chăm sóc, theo dõi sát diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị kịp thời khi bệnh trở nặng. Trong thời điểm này, nếu có những dấu hiệu sốt cao đột ngột đau người, xuất huyết dưới da... thì cần nghĩ tới căn bệnh sốt xuất huyết ngay. Người bệnh nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn, làm xét nghiệm máu hoặc điều trị kịp thời. Trong 3 ngày đầu mắc sốt xuất huyết, một số người bệnh có biểu hiện bệnh là sốt từ 39 - 40 độ C, chưa bị xuất huyết. Trong trường hợp này, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách điều trị và theo dõi bệnh tại nhà".

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm