- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Cho trẻ uống đủ nước để đề phòng sốc nhiệt trong mùa hè
Bạn đã biết triệu chứng cảnh báo sốc nhiệt và cách phòng ngừa hiệu quả?
Đề phòng sốc nhiệt trong mùa Hè
6 loại tinh dầu giúp phòng tránh sốc nhiệt mùa Hè
Những cách xử lý khi bị say nắng mùa Hè bạn nên biết
Sốc nhiệt, say nắng là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng. Nó xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng quá 40 độ C, có thể kèm theo các triệu chứng như choáng váng, mất ý thức, co giật...
Trẻ em có nguy cơ cao bị say nắng do khả năng điều hòa nhiệt độ của trẻ còn kém. Trẻ cũng chưa ý thức đầy đủ để tự trang bị quần áo, mũ, kính râm hoặc không uống đủ nước trong những ngày nắng nóng.
Dấu hiệu say nắng ban đầu ở trẻ bao gồm: Chuột rút, kiệt sức, đau đầu. Khi thấy trẻ kêu khó chịu, bạn cần đưa trẻ vào chỗ râm mát, đặt trẻ nằm nghiêng, làm mát cơ thể bằng khăn lạnh hoặc chất lỏng.
Nếu trẻ gặp các dấu hiệu sốc nhiệt, bạn cần hạ nhiệt độ cơ thể cho trẻ ngay lập tứcCòn nếu trẻ bị nôn mửa, mất nhận thức, co giật hoặc vô cùng mệt mỏi, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức. Bởi, say nắng nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não, thận vĩnh viễn thậm chí gây tử vong.
Khi trẻ bị sốc nhiệt, can thiệp sớm và kịp thời chính là "chìa khóa vàng", càng mất nhiều thời gian để hạ nhiệt, con bạn càng có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm.
Điều đầu tiên cần làm là đưa trẻ ra khỏi môi trường nhiệt độ cao, làm mát cơ thể bằng khăn lạnh, túi nước đá đặc biệt ở các vùng cổ, háng, nách. Gọi cứu thương ngay lập tức, các bác sỹ có chuyên môn sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp can thiệp giúp làm mát cơ thể và bù nước sau đó là điều trị các cơ quan, bộ phận bị tổn thương.
Để bảo vệ trẻ khỏi say nắng trong mùa Hè, bạn cần cho trẻ:
- Ở trong phòng mát, có điều hòa nhiệt độ khi trời nóng;
- Hạn chế hoạt động ngoài trời từ 11 giờ đến 15 giờ;
- Uống nhiều nước;
- Mặc quần áo rộng và đội mũ;
- Tập thích nghi với môi trường nắng nóng dần dần.
Bình luận của bạn