Say nắng là tình trạng nguy hiểm thường hay gặp ở mùa Hè.
Say nắng mùa Hè nguy hiểm thế nào?
Nắng nóng 40 độ C, làm gì để phòng say nắng?
Các biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng mùa Hè
Bài thuốc đơn giản chữa cảm nóng, say nắng khi chuyển mùa
6 cách đơn giản để luôn khỏe mạnh trong mùa hè
Vì vậy, khi gặp trường hợp bị say nắng, say nóng, cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức trước khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế sau đây:
- Việc đầu tiên là mau chóng tiến hành ngay giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm mát bằng khăn mát hoặc nước ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Việc tiến hành giúp bệnh nhân hạ nhiệt là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi say nắng, say nóng nguyên nhân là do thân nhiệt tăng và mất nước.
- Tiếp đến, cho nạn nhân uống nước để bù nước và chất điện giải. Có thể uống nước trà loãng hoặc nước lọc có pha đường, muối (tỉ lệ 8g đường/1g muối), tốt nhất là uống nước oresol.
- Nếu người bệnh hôn mê, không uống được, nôn, sốt cao liên tục kèm theo đau bụng, đau ngực, khó thở thì nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho người bệnh. Nếu sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật sẽ được dùng thuốc chống co giật…
Theo các chuyên gia y tế, để phòng tránh say nắng, say nóng, khi nhiệt độ ngoài trời quá cao tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa. Trong trường hợp buộc phải ra ngoài thì nên chú ý: Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc môi trường nóng bức, hoặc hoạt động thể lực quá sức; Cần uống nước đầy đủ khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng; Luôn trang bị thiết bị bảo hộ lao động như mũ, nón, quần áo bảo hộ lao động; Làm thoáng môi trường làm việc đặc biệt là hầm lò.
Bình luận của bạn