Phòng ung thư cổ tử cung – không bao giờ là muộn
Nấm hương ngăn chặn ung thư cổ tử cung
2.500 phụ nữ Việt chết mỗi năm vì ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung: Âm thầm nhưng nguy hiểm
Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Cần kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên
Ngày 3/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành hướng dẫn mới phòng chống ung thư cổ tử cung bao gồm các điểm chính sau:
1. Không quan hệ tình dục sớm
Quan hệ tình dục sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV vì trong giai đoạn này, khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh rất kém.
Lứa tuổi này cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì các màng nhầy đang trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm.
2. Tiêm phòng
Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus Papilloma ở người (HPV) qua đường tình dục. Khoảng 80% phụ nữ có thể bị lây nhiễm loại virus này tại một thời điểm nào đó trong đời. Virus HPV nếu không được phát hiện ở giai đoạn đầu và không điều trị kịp thời sẽ gây ra những thay đổi bất thường đối với các tế bào cổ tử cung và dần dà có thể bị ung thư.
Các trẻ em gái nên được tiêm 2 liều vaccine HPV ngay từ lúc 9 - 13 tuổi để tránh lây nhiễm virus HPV – loại virus gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Các trẻ em gái nên được tiêm 2 liều vaccine HPV ngay từ lúc 9 - 13 tuổi
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc tiêm 2 liều vaccine HPV có thể mang lại hiệu quả tương tự lộ trình 3 liều như hiện nay. phụ nữ, trẻ em gái ở hơn 55 quốc gia trên thế giới đã được bảo vệ bởi vaccine HPV.
3. Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Từ trước tới nay, ung thư cổ tử cung chủ yếu được phát hiện qua xét nghiệp phết tế bào cổ tử cung (PAP), kiểm tra trực quan với acid acetic (VIA) và xét nghiệm HPV ADN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có tới 33% số ca ung thư cổ tử cung xảy ra ở những người phụ nữ có kết quả xét nghiệm PAP bình thường. Vì vậy, để tầm soát ung thư cổ tử cung, phụ nữ trong độ tuổi nguy cơ cao cần được xét nghiệm cả HPV.
Phụ nữ trong độ tuổi nguy cơ cao cần được xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV sẽ giúp giảm tần suất sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV có độ nhạy 90 - 95%, các quy trình đều do máy móc tự động thực hiện nên tránh được sai sót do yếu tố con người.
4. Không nên chủ quan
Theo các chuyên gia WHO, việc phòng ngừa và sàng lọc ung thư cổ tử cung nên được thực hiện ở tất cả các phụ nữ chứ không chỉ tập trung vào nhóm trên 29 tuổi như trước đây. Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung là một trong những yếu tốt then chốt quyết định thành công của việc điều trị.
Tất cả phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
TS. Nathalie Broutet - chuyên gia hàng đầu của WHO về kiểm soát và phòng chống ung thư cổ tử cung, cho biết: "Thực hiện tốt các khuyến cáo trên sẽ giúp phụ nữ ngăn chặn hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung".
Bên cạnh đó, theo WHO, tình trạng bất bình đẳng là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển gia tăng trong suốt 30 năm qua.
Ước tính trên thế giới hiện có hơn 1 triệu phụ nữ đang phải sống chung với bệnh ung thư cổ tử cung. Rất nhiều trong số đó không có đủ điều kiện tiếp cận với các dịch vụ điều trị bệnh hoặc chăm sóc giảm nhẹ. Phụ nữ nghèo có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung xâm lấn cao hơn.
Bình luận của bạn