Phù môi, phù mắt có phải bị mề đay?

Phù môi là một biểu hiện của bệnh mề đay mạn tính

Thường xuyên ngứa ngáy, nổi mề đay phải điều trị như thế nào?

Trái nhàu: "Khắc tinh" của mề đay, mẩn ngứa

Vô vàn nguyên nhân gây bệnh mề đay

Mề đay sắc tố Pigmentosa là bệnh gì?

Mề đay mạn tính tồn tại lâu dài. Trong 1.000 người thì có một người bị nổi mề đay mạn tính trong một số giai đoạn của cuộc sống và thường xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới. Một số người có phát ban, mề đay hàng tháng, thậm chí nhiều năm.

Dị ứng gia vị, thời tiết, thực phẩm, thuốc có thể gây ra mề đay

Có nhiều nguyên nhân gây ra mề đay, thường là do dị ứng các loại thực phẩm như: Cua, ghẹ, cá biển, tôm, sò… Nhiều người lại bị dị ứng, nổi mẩn ngứa với phấn hoa, hay một số loại gia vị. Thuốc trong đó đáng kể đến như aspirine, sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác cũng có thể gây nên mề đay, dị ứng. Ngoài ra, bụi bẩn, quần áo, hay thay đổi cảm xúc cũng có thể dẫn tới ngứa, nổi mẩn.

Phù mạch là hiện tượng nổi ban đột ngột, sưng to cả một vùng

Các dạng mề đay chính thường mắc phải

1. Mề đay thông thường: Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

 2. Phù mạch: Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

3. Da vẽ nổi: Còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng.Có thể đi kèm nổi mề đay.

4. Mề đay do áp lực: Có đặc điểm là sưng nhiều và đau ở sâu, thường gặp từ 1-12 giờ sau khi bị áp lực tại chỗ. Bệnh thường xuất hiện ở chân sau khi đi bộ, đứng lâu, ở mông sau khi ngồi lâu, mặc quần áo chật…

Phòng tránh mề đay, mẩn ngứa không quá khó

- Để dự phòng bệnh mề đay, bạn nên tránh xa các nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.  Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ. Đối với mề đay kinh niên thường là có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

- Cùng với đó người bệnh cần thiết sử dụng những sản phẩm thiên nhiên có các thành phần phối kết  hợp: Cao gan, Cao nhàu, L-carnitine để tăng cường năng lượng tế bào -  giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng giải độc, thải độc của gan và thận - đây chính là yếu tố cơ bản để hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh mề đay, đảm bảo chống tái phát bệnh.

Minh Anh



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu