- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Bệnh mề đay có vô vàn nguyên nhân khác nhau
Giúp bệnh nhân đối phó với mề đay lạnh trong cái rét đầu Xuân
Mề đay nổi, bôi kem không khỏi ngứa
Vitamin D có thể làm giảm mề đay?
Dùng “bao” lạ, khốn khổ vì... ngứa
Bạn thân mến,
Bệnh mề đay là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Trong gần một nửa số trường hợp, bạn sẽ biết được nguyên nhân chính xác của tình trạng nổi mề đay của mình, một nửa còn lại sẽ rất khó hoặc sẽ không bao giờ phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.
Có nhiều loại thực phẩm khiến trẻ nổi mề đay khi ăn vào
Các nguyên nhân gây dị ứng được phân loại như sau:
Chất gây dị ứng: Một số lượng lớn các chất gây dị ứng đã được xác định là tác nhân gây bệnh trong một số trường hợp nổi mề đay. Không phải bệnh nhân mắc bệnh mề đay nào cũng dị ứng với những loại chất này, mỗi người sẽ mắc mề đay với một vài loại chất gây dị ứng khác nhau.
Thực phẩm: Sữa, pho mát, trứng, các sản phẩm protein từ lúa mì, ngũ cốc, các loại hạt, đậu Hà Lan, cá, gà… phụ gia thực phẩm tổng hợp, tự nhiên và các sản phẩm tạo hương vị là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở người sử dụng
Rượu: Phản ứng phản vệ của cơ thể khi uống rượu hoặc các loại đồ uống có cồn khác đều có khả năng khiến bệnh nhân mắc nổi mề đay, mặc dù, những trường hợp như vậy là không nhiều.
Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với phấn hoa, nhà bụi, lông vật nuôi, nấm, thay đổi nhiệt độ như cực lạnh, nóng, áp lực lên da cũng có thể gây nổi mề đay.
Thuốc: Nguyên nhân chính gây nổi mề đay là những loại thuốc như kháng sinh (penicillin), NSAID, thuốc chống viêm (aspirin, indomethacin), tiêm chủng, truyền huyết thanh, bổ sung nội tiết tố, thuốc ngừa thai…
Yếu tố dẫn truyền thần kinh: Mề đay thường được kích hoạt hoặc trở lên nặng hơn khi tập thể dục, có sức ép lên một phần của cơ thể cũng như sự thay đổi về nhiệt độ của cơ thể sau khi đổ mồ hôi.
Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Côn trùng cắn, nấm, đơn bào, nhiễm trùng thường xuyên (khuẩn đường tiết niệu), nhiễm virus (viêm gan), giun sán (giun sán như giun tròn, sán dây)… cũng là các yếu tố gây ra sự nổi mề đay.
Sản phẩm từ vật liệu tổng hợp: Sử dụng các sản phẩm cá nhân từ vật liệu tổng hợp như chất khử mùi, nước hoa, bột talc, các sản phẩm mỹ phẩm, dẫn xuất của động vật và các chất tổng hợp tương tự có thể gây ra rối loạn mề đay.
Cảm xúc: Các trường hợp mắc mề đay tái phát cần được kiểm tra các bài kiểm tra về sự căng thẳng, lo âu nếu có. Nếu bạn đang bị căng thẳng kéo dài, bạn có nguy cơ bị mề đay nặng hơn.
Bệnh tự miễn dịch: Nổi mề đay mạn tính hiện nay được hiểu là có liên kết với các căn bệnh tự miễn chẳng hạn như đái tháo đường type 1, bệnh tuyến giáp… Do sự xuất hiện của kháng thể IgE ở các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn đã khiến cho histamine được giải phóng gây ra mề đay.
Nguyên nhân vô căn: Không có một nguyên nhân nào được xác định đã gây ra tình trạng nổi mề đay.
Trường hợp của bạn chỉ có thể kết luận là vô căn khi đã thử xác định hết mọi nguyên nhân ở trên. Khi mề đay nổi, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để giảm ngứa ngắn hạn, sử dụng thực phẩm chức năng để hạn chế mề đay tái phát về sau.
Chúc bạn luôn khỏe!
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn