Quế được dùng trong nhiều vị thuốc bởi công dụng chữa bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh đái tháo đường
Ngải cứu "trị" bách bệnh
Tác dụng chữa bệnh không ngờ của cây đinh lăng
Cây “nở ngày đất” chữa bệnh gout, ung thư?
Bài thuốc chữa sỏi mật hiệu quả từ trái sung
Đặc điểm của cây quế
Quế có tên khoa học là Cinnamomumn cassia.BL.; Thuộc giống Cinnamomum; Họ: Lauraceae. Tên Việt Nam: Cây quế.
Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế. Quế là loại thân gỗ, sống lâu năm. Cây trưởng thành có thể cao trên 15 - 20m, đường kính có thể đạt đến 40cm. Ở nước ta, cây quế được trồng nhiều ở các tỉnh: Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam, Nghệ An.
Tinh dầu quế chủ yếu là Aldehyd Cinnamic chiếm khoảng 70 - 90%. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, 1kg hạt quế có khoảng 2.500 - 3.000 hạt. Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt. Vị thuốc thường dùng trong y học cổ truyền là Nhục quế - phần vỏ của cây quế (Cortex Cinnamomi Cassiae).
Vỏ quế có chứa hàm lượng tinh dầu cao, có tác dụng chữa bệnh
Quế có tác dụng hiệu quả trong điều trị đái tháo đường type 2
Bênh đái tháo đường type 2 xuất hiện khi cơ thể mất đi sự nhạy cảm với insulin - một hormone giúp chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Hậu quả là lượng đường, hoặc glucose, đọng lại trong máu ở mức cao, khiến người bệnh mệt mỏi và mờ mắt. Sau một thời gian, lượng glucose thừa sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy thận và mù lòa.
Theo nghiên cứu, việc dùng một lượng quế nhỏ mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường ngăn ngừa các biến chứng trên. Quế giúp lượng glucoza - huyết (đường huyết) không tăng sau bữa ăn. Quế còn làm trì hoãn thời điểm khởi phát bệnh ở những người có nguy cơ cao.
Mới đây, một cuộc nghiên cứu ở Bệnh viện trường Đại học Malmo, Thuỵ Điển đã cho biết chỉ cần dùng một lượng nhỏ quế trong bữa tráng miệng là có thể làm ngăn chặn tình trạng tăng vọt lượng đường trong máu sau bữa ăn. Những nhà khoa học này cho rằng có thể quế đã có tác dụng làm chậm quá trình chuyển thức ăn từ dạ dày vào ruột. Cuộc thí nghiệm kéo dài 40 ngày trên những người bệnh đái tháo đường type 2 đã cho thấy cả lượng đường và độ cholesterol trong máu đều ổn định.
Trong cây quế chứa một số hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao khả năng vận chuyển glucose tới những tế bào đang "đói đường", giúp cho bệnh nhân đái tháo đường giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra có thể giúp các tế bào chất béo nhận dạng và phản ứng tốt với insulin.
Dùng quế thế nào?
Ta có thể sử dụng quế bằng cách pha nước giống như pha chè. Quế sau khi được gọt thành miếng mỏng cho vào chén hoặc ấm, đổ nước sôi. Bỏ nước đầu, sử dụng từ nước thứ 2. Để nước ngấm và nguội mới uống. Một lượt vỏ quế có thể pha 2 - 3 lần, loại tốt có thể pha 5 - 6 lần. Quế cũng có thể dùng để ngâm rượu uống.
Có thể sử dụng quế bằng cách pha nước giống như pha chè
Thành phần trong quế đặc biệt là thy hydroxy chalcone polymer giúp tăng khả năng trao đổi chất đường trong tế bào gấp 20 lần. Hãy thêm gia vị này vào cà phê, trà hay thực đơn ăn kiêng của bạn.
Ngoài ra, cây quế còn có công dụng làm giảm mức độ cholestrol xấu và đặc biệt tốt cho những người thường phải đi ăn ngoài, ăn thức ăn nhanh hoặc không có điều kiện để chăm sóc bữa ăn của mình.
Phụ nữ mang thai không sử dụng quế. Do vậy, người bệnh trước khi sử dụng quế để chữa trị các chứng bệnh, cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ có sử dụng được hay không hay nên sử dụng với liều lượng bao nhiêu.
Bình luận của bạn