Vừa thay thế hoa tươi, những cành đào còn mang không khí Tết về với mọi nhà
Lễ hội Lam Kinh 2014: Âm vang hào khí Lam Sơn
Thời tiết Tết 2015: Miền Bắc ấm đến 30 Tết
Ngày Tết cần kiêng gì để không mất lộc?
Giáp Tết, “gà đại gia” lên ngôi
Đào thắm ngày Rằm
Năm nay nhuận hai tháng 9 âm nên hoa đào đã nở bung từ trước Tết khá lâu. Trên bàn thờ tổ tiên, phòng khách của nhiều gia đình Hà Nội, bên cạnh hoa cúc, hoa ly đã có những cành đào cành đào nhỏ nở hoa rực rỡ.
Vừa thay thế hoa tươi, những cành đào còn mang không khí Tết về với mọi nhà (Ảnh: Archiv)
Hoa đào tràn ngập đường phố (Ảnh: Trí thức trẻ)
Cành đào nhỏ có nhiều hoa để cắm trong bình cũng có giá từ 25.000 – 50.000 đồng/cành (Ảnh: TTT)
Những cành đào lớn để trang trí trong nhà phải có giá từ 100.000 – 400.000 đồng (Ảnh: Phụ nữ Online)
Tất bật sắm lễ
Từ sáng sớm, rất nhiều người Hà Nội đã dậy sớm chuẩn bị mua đồ để cúng Rằm. Đây là rằm cuối cùng của năm cũ nên người dân mua sắm nhiều đồ cúng hơn.
Hoa quả là thứ không thể thiếu trong một mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng Chạp (Ảnh: TTT)
Ngoài hoa quả, vàng hương, người dân mua thêm bánh chưng, giò chả cúng tổ tiên với mong muốn thưởng thức hương vị Tết sớm (Ảnh: TTT)
Một số người dân đã mua bộ đồ mã cho ngày "Ông Công Ông Táo" (Ảnh: TTT)
Tấp nập lên Phủ Tây Hồ làm lễ tạ cuối năm
Dù không phải ngày cuối tuần nhưng hàng ngàn người, cả người dân Hà Nội và từ khắp mọi nơi đổ về Phủ Tây Hồ để làm lễ tạ cuối năm. Đây là ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử nên rất được mọi người sùng bái.
Người Việt có thói quen ngày Rằm hay mùng Một đến chùa làm lễ để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an (Ảnh: Một thế giới)
Lễ tạ cũng tùy tâm theo từng người, không bắt buộc phải quá rườm rà, nhiều thức (Ảnh: MTG)
Gian thờ chính chật kín người làm lễ (Ảnh: MTG)
Hóa vàng, đốt sớ để gửi những mong ước của mình đến những vị thần linh (Ảnh: MTG)
Bình luận của bạn