Rối loạn kinh nguyệt: Đừng quên 10 vị thuốc Đông y này!

Có thể dùng những vị thuốc Đông y để điều trị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Điều chỉnh thế nào?

Bị rối loạn kinh nguyệt: Nên bổ sung vitamin nào?

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh có cần điều trị không?

Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt có phải do tập thể dục?

Thục địa

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi (nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam), thục địa là một trong những vị thuốc quý nằm trong nhóm thuốc bổ huyết, giúp chữa bệnh về huyết, nuôi dưỡng và bổ thận âm, tốt cho người huyết hư, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Theo y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc tốt nhất để dưỡng âm, là thuốc vị “quân” trong nhiều bài thuốc cổ phương.

Đương quy

Đương quy là vị thuốc chủ về huyết, là thuốc đầu vị trong việc chữa các bệnh của phụ nữ.

Trong Đông y, đương quy có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy vào 3 kinh là tâm, can, tỳ. Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, thông kinh. Đây là vị thuốc chủ yếu dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, thiếu máu, chân tay tê lạnh...

Đương quy là vị thuốc chủ yếu dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Xuyên khung

Xuyên khung vị cay, tính ôn, quy kinh can đởm, tâm bào. Theo y học cổ truyền, xuyên khung có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết thông kinh, hành khí giải uất, giảm đau, chủ trị rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, sau sinh đau bụng, chân tay tê, đau đầu, mụn nhọt đau nhức...

Bạch thược

Bạch thược hay còn gọi là mẫu đơn trắng là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc cổ truyền, chuyên chữa trị các chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rong huyết, hoa mắt chóng mặt...

Bạch thược có vị đắng chua, quy vào 2 kinh can, tỳ, có tác dụng bình can, giảm đau, dưỡng huyết, điều kinh,...

Phục linh

Phục linh hay còn gọi là bạch phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy, kiện tỳ, định tâm, an thần. Phục linh kết hợp với bạch truật giúp tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị, tăng nguồn khí huyết cho cơ thể.

Đẳng sâm

Theo Đông y, đẳng sâm (hay đảng sâm) vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế, có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết. Đẳng sâm dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư gây cơ thể suy nhược, mệt mỏi, trung khí hư gây sa giáng như sa tử cung, sa dạ dày…...

Đẳng sâm thuộc nhóm bổ khí, thường được kết hợp với các vị thuốc nhóm bổ huyết như thục địa để giúp ích khí dưỡng huyết, rất tốt cho những người kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng…..

Bạch truật

Bạch truật vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, lợi thủy, cầm mồ hôi, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, thủy thũng, đàm ẩm, khí hư.

Hương phụ

Hương phụ hay còn gọi là cỏ cú, củ gấu. Hương phụ có tác dụng hành khí giảm đau, khai uất, điều kinh. Tinh dầu trong hương phụ có hoạt tính kiểu estrogen – 1 loại hormone sinh dục nữ nên người ta thường được dùng hương phụ đề điều trị các bệnh phụ nữ.

Trần bì

Trần bì thường được gọi với tên như quất bì, vỏ quýt. Đây là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, chủ trị đầy bụng, khó tiêu, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy... Ngoài ra, khi kết hợp với hương phụ, trần bì còn có tác dụng hành khí giải uất, khai uất điều kinh, lưu thông khí huyết, giảm co bóp tử cung, chống viêm, chống co thắt và giảm đau bụng kinh.

Cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, mùi thơm dịu, là vị thuốc thông dụng trong Đông y và Tây y. Cam thảo cũng có tác dụng ích khí dưỡng huyết, bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Trong các bài thuốc, cam thảo thường được coi là “sứ giả” để dẫn thuốc quy về các kinh, do cam thảo thông hành 12 kinh trong cơ thể.

Dùng những vị thuốc này để điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Khí và huyết là 2 yếu tố luôn song song đi kèm nhau trong Đông y, vì khí là soái của huyết, nếu khí hư thì huyết hư và ngược lại. Do vậy, người ta thường kết hợp giữa các thuốc bổ khí và bổ huyết để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu ngại việc đi bắt mạch, bốc thuốc, sắc thuốc tốn thời gian và công sức, bạn có thể sử dụng thuốc điều kinh – bổ huyết được chiết xuất từ các vị thuốc trên.

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết của y học cổ truyền kết hợp thêm bột talc, magne stearat với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết, giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh... một cách an toàn và hiệu quả.

Vân Anh H+

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương phụ và Trần bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website http://phuhuyetkhang.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.

*Sản phẩm này là thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất