Ruột thừa có thực sự thừa?

“Ruột ơi là ruột” - Bí mật của một thế giới bị lãng quên

Áp dụng lý thuyết cú hích vào lĩnh vực sức khỏe

Hệ miễn dịch: "Chiến binh thầm lặng" giúp cơ thể tự phòng, chữa bệnh

Hệ miễn dịch: "Phương thuốc" của loài người từ thuở ban sơ

“Chìm đắm” trong hương vị của Tứ đại danh trà Thái Nguyên

Tác dụng của ruột thừa

Tác giả Giulia Enders cho rằng ruột già là nơi cư ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn đường ruột, vốn có thể giúp xử lý những chất mà ruột non không thể hấp thu được. Hệ miễn dịch của chúng ta rất quan tâm tới những con vi khuẩn này.

Vì thế, ruột thừa được đặt ở một vị trí không thể hoàn hảo hơn. Nó nằm đủ xa để không bị ảnh hưởng bởi hoạt động tiêu hóa diễn ra bên trên, nhưng cũng đủ gần để theo dõi các vi sinh vật lạ. Thực tế, ruột thừa được cấu tạo hầu như bởi các mô miễn dịch, do đó, nếu có vi khuẩn xấu đi ngang, nó sẽ bị bao vây.

Ruột thừa có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch

Điều đó có nghĩa là một đoạn ruột thừa khỏe mạnh giống như một nhà kho dự trữ các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nếu bị tấn công bởi các bệnh đường ruột, cơ thể có thể điều động các vi khuẩn được lưu trữ này để giúp ổn định hệ tiêu hóa. Qua những bằng chứng cụ thể, Ruột ơi là ruột cho chúng ta biết lý do tại sao con người lại có ruột thừa và nó cũng quan trọng chứ không vô dụng như chúng ta vẫn nghĩ.

Tác dụng trên của ruột thừa được phát hiện bởi 2 nhà khoa học người Mỹ là William Parker và Randal Bollinger năm 2007.

Con người qua cuộc phiêu lưu kỳ thú trong ống tiêu hóa

Ruột thừa là một trong những điểm dừng chân của cuộc phiêu lưu kỳ thú tới một trong những cơ quan được coi là phức tạp nhất, quan trọng nhất và có thể nói là diệu kỳ nhất trong cơ thể người. Bằng lối viết hóm hỉnh, những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh và ví dụ gần gũi, tác giả Giulia Enders đã biến những kiến thức tưởng chừng khô khan về ruột trở thành những câu chuyện thú vị và tràn đầy màu sắc.

Nhà khoa học trẻ người Đức - Giulia Enders

Trong phần Một của cuốn sách Ruột ơi là ruột, tác giả giới thiệu tổng quát và chi tiết về cấu tạo, chức năng, "phong cách làm việc" của ruột (chính xác là tất cả các phần của ống tiêu hóa - từ miệng tới hậu môn). Sang tới phần Hai, bạn đọc sẽ được tiếp cận với hệ thần kinh của ruột, nơi đây giống như một "bộ não" thu nhỏ đầy diệu kỳ và ảnh hưởng của nó tới một số hoạt động bất thường của hệ tiêu hoá.

Tác giả Giulia Enders có giải thích cặn kẽ những hiện tượng sức khỏe liên quan tới ruột mà chúng ta thường gặp phải. Ví dụ như chứng dị ứng, chứng không dung nạp lactose từ đâu mà ra. Rồi cả việc, hóa ra tiếng bụng kêu lục bục mỗi khi chúng ta đói, không phải là tiếng động phát ra từ dạ dày, mà thực chất đó là "tiếng gọi" của ruột non hiện đang "rảnh rang" vì chưa có thức ăn để tiêu hóa tiếp. Và hành động nôn ói của chúng ta mỗi khi hồi hộp hay căng thẳng không phải là một trải nghiệm gì đáng xấu hổ cả, mà đó chính là công việc cần phải làm của một bộ ruột thông minh nhằm tiết kiệm năng lượng tiêu hóa thức ăn, để dành năng lượng ấy cho bộ não xử lý những công việc quan trọng khác.

Ruột ơi là ruột chắc hẳn sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta, để có một đường ruột khỏe mạnh, bởi “đường ruột khỏe, cơ thể mạnh”.

Cuốn Ruột ơi là ruột do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phát hành.

Giá bìa: 100.000 VNĐ.

Giulia Enders sinh năm 1990 tại Manheim. Cô từng theo học chương trình Tiến sỹ chuyên ngành Vị tràng học ở Đại học Goethe và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Sinh học Frankfurt (Đức).
Giulia Enders giành giải nhất cuộc thi Thuyết trình Khoa học “Science Slam 2012” với chủ đề Darm mit Charme (tạm dịch: Sự hấp dẫn của đường ruột). Sau đó, cô đã nhận được lời đề nghị viết một cuốn sách về chủ đề này và Ruột ơi là ruột được xuất bản vào tháng Ba năm 2014, và tính đến tháng Bảy đã bán được 500.000 bản. Năm 2015, cuốn sách đã bán được hơn 1 triệu bản tiếng Đức và được xuất bản qua tiếng Anh, Pháp (bán được hơn 400.000 bản), Italia và nhiều ngôn ngữ khác.
Phạm Quỳnh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết