Rượu bia gây hội chứng lạ trong giới quan chức, công chức (ảnh: Dantri)
Bệnh nhân nghiện rượu nhảy lầu bệnh viện
Phát hiện số lượng lớn rượu Vodka Hà Nội giả
Nên biết: rượu và thuốc chẳng "chung đường"
8 nhóm thuốc tuyệt đối không được "dùng kèm" với rượu
Tiệc rượu và nguy cơ ung thư đường tiêu hóa
Hội chứng công chức “say rượu”
Vì “chuyện cãi nhau do có hơi men mà thôi”, 2 vị Phó Giám đốc Sở Nội vụ và Ngoại vụ đã có “xô xát nhẹ” đến mức ông “Nội” phải đi bệnh viện may nhiều mũi ở vùng tai, đầu. Nguyên nhân của vụ xích mích chỉ vì ông “Ngoại” đi mời bia nhiều người nhưng lại quên mất ông “Nội”.
Cũng vì bia mà khi có “tranh luận về mốc thời gian chia tách giữa Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông 73 và Công ty Cầu đường 719”, vị Giám đốc Công ty Cầu đường 719 đã cầm ly bia thủy tinh táng thẳng vào mặt ông Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ 73.4 khiến ông này phải đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ.
Và phải chăng cũng vì bia rượu mà nhóm khoảng 20 cán bộ địa chính tại Đồng Nai đã xô xát, nhục mạ, rượt đuổi, chống lại… thậm chí là “cướp” vũ khí của những người thi hành công vụ?
Chưa hết, vị Giám đốc bệnh viện tại Bắc Ninh đã có “hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp” do “thiếu kiềm chế do áp lực phải cứu chữa cho hàng trăm bệnh nhân”.
Dù ông Giám đốc có lúc “khẳng định là trưa hôm đó không uống một giọt rượu nào” hay có lúc thừa nhận “chỉ một ly rượu nhỏ” trong ngoại giao tiếp khách (như một số nguồn tin trích lời phỏng vấn ông) thì rất nhiều người vẫn đặt nghi án ông say rượu.
Sai một ly, đi cả sự nghiệp
Công chức say rượu có hành vi thiếu chuẩn mực đã phản cảm! Hành vi ấy diễn ra vào ngày làm việc hay ngay tại cơ quan làm việc thì càng đáng bị lên án hơn.
Hỏi làm sao Việt Nam tiêu thụ rượu bia hàng đầu thế giới?
Ai cũng biết, cán bộ, công chức bị cấm uống rượu, bia trong giờ làm việc nơi công sở; cấm say rượu bia nơi công cộng. “Vấn nạn” bia rượu của cán bộ công chức còn nhức nhối đến mức cơ quan chức năng các cấp còn phải ra văn bản quản lý luôn cả khung giờ tưởng chừng như riêng tư của cá nhân các cán bộ, công chức: bữa trưa của các ngày làm việc.
Ấy thế mà vẫn có trường hợp công chức “đỏ mặt, tía tai” tiếp dân, tiếp báo chí, tiếp đối tác, tiếp cấp trên… Nếu có sự vụ nào bị phanh phui thì người trong cuộc thường đưa ra lý do “chỉ uống một ly rượu nhỏ”; “chỉ uống một ít khi tiếp tân”…
Không hiểu cái “ít”, cái “nhỏ” của họ là bao nhiêu để đến mức nhiều cán bộ, công chức thiếu tỉnh táo dẫn đến hành vi thiếu chuẩn mực như các sự vụ kể trên? Những cái “ít”, cái “nhỏ” ấy đã và đang góp phần “giúp” Việt Nam lọt vào tốp quốc gia tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới.
Mà cán bộ, công chức còn thế thì làm sao bảo được người dân phải hạn chế bia rượu dù ai cũng biết tác hại của những chất chứa cồn đối với sức khỏe, với hệ thần kinh của từng cá nhân…?
Với cán bộ, công chức: Sai một ly( rượu bia có thể) đi cả sự nghiệp!
Với xã hội, Sai một ly, đi cả tương lai với nguy cơ là các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng bản thân như ung thư, xơ gan, viêm gan, tai nạn giao thông…
Hay nhẹ hơn là những hành vi không đúng với chuẩn mực như trường hợp xảy ra với các vị cán bộ, công chức trong bài viết này!
Hoa Hoa
Hay!