Siết chặt quản lý sữa từ nhiều hướng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa để người tiêu dùng lựa chọn

Quản lý sữa ngoại: Bao giờ cho đến hồi kết?

Giá sữa sẽ giảm khi cấm quảng cáo?

Loạn thị trường “sữa xách tay”

Cho bé ăn sữa chua: Không biết cách là hại con!

9 sự thật bất ngờ về nuôi con bằng sữa mẹ

Cấm quảng cáo để... giảm giá sữa

Nghị định số 100/2014/NĐ-CP của Chính phủ sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3 sắp tới có khá nhiều nội dung đáng chú ý. Đặc biệt là việc nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; Thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; Bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; Sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.

Trước đó, sau khi Nhà nước thực hiện áp trần giá sữa, tính đến ngày 25/12/2014, cơ quan quản lý giá đã công bố giá đăng ký của 606 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, mức giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đã giảm từ 0,1 - 34% tùy từng chủng loại sữa so với thời điểm trước khi Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.

Quyết định áp trần giá sữa này đã bảo vệ quyền lợi cho cho hàng triệu trẻ em và bà mẹ. Mức giảm giá khoảng từ 50.000 - 70.000 đồng/hộp, tỷ lệ giảm từ 14 - 22% so với trước. Đến thời điểm cuối năm 2014, đã có hơn 500 mặt hàng sữa đăng ký giá trần. Tuy nhiên, thách thức phía trước của các cơ quan quản lý ngành sữa vẫn còn rất lớn khi mà thời hiệu giá trần chỉ đến giữa năm nay nữa là kết thúc.

Cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi có thể thay thế sữa mẹ

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Đây là lần đầu tiên khâu quảng cáo sữa được "siết" chặt khi cấm quảng cáo sản phẩm sữa dưới 24 tháng tuổi nên sẽ có thêm một điểm lợi là giá sữa chắc chắn sẽ giảm do chi phí quảng cáo sản phẩm giảm. Các doanh nghiệp sẽ không tính chi phí này vào giá thành sản phẩm. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn”.

Việc cấm hoàn toàn việc quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi cũng đang được kỳ vọng sẽ góp phần giảm giá sữa, đem lại quyền lợi cho người tiêu dùng.

Thắt chặt an toàn thực phẩm sữa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 54/2014/TT-BCT quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến (không áp dụng với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến nhỏ lẻ) và sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 3/2/2015.

Theo đó, cơ sở sản xuất sữa chế biến phải được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, ATTP của sản phẩm sữa chế biến; Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến phải đủ tiêu chuẩn ATTP

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về ATTP còn hiệu lực do các cơ quan, đơn vị có chức năng được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện.

Đồng thời, chủ cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất theo định kỳ ít nhất 1 lần/năm tại các cơ sở y tế cấp quận hoặc huyện trở lên. Đồng thời, chỉ tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế đối với những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm.

Với cơ sở sản xuất phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, ATTP của sản phẩm sữa chế biến; Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh công nghiệp...

Như vậy, với những quy định, Nghị định mới về quản lý giá sữa cũng như về ATTP trong sản xuất, kinh doanh sữa chế biến sẽ góp phần nâng cao chất lượng sữa Việt và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo Nghị định 100/2014/NĐ-CP việc quảng cáo thức ăn bổ sung cho trẻ dưới 24 tháng tuổi vẫn được phép nhưng phải bảo đảm các yêu cầu rõ ràng về phần đầu của quảng cáo, nội dung quảng cáo. Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”. . Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng