Lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ
9 sự thật bất ngờ về nuôi con bằng sữa mẹ
Nestlé có còn nguyên liệu biến đổi gene trong sữa bột Gerber?
Loạn thị trường “sữa xách tay”
Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa ngoài?
Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ?
Áp trần giá sữa, vẫn “chưa đủ liều”
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tại thị trường Việt Nam hiện có hơn 300 sản phẩm sữa các loại. Giá nguyên liệu sữa trên thế giới đang giảm, nhưng hiện giá tại Việt Nam vẫn được đánh giá là cao ngất ngưởng.
Ngay từ tháng 2, giá sữa đã gây bức xúc lớn trong dư luận khi các ông lớn Mead Johnson, Nestle, Friesland Campina... đều đồng loạt tăng giá từ 5 - 10%.
Càng bức xúc hơn khi cơ quan quản lý chuyên ngành, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dường như chậm trễ trong theo dõi xử lý. Nestle tăng giá tới 10 ngày mà Cục này không hay biết và chỉ gửi văn bản chờ doanh nghiệp giải trình rồi là yên.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã phải đặt dấu hỏi, liệu ở đây có dấu hiệu liên kết làm giá, vi phạm Luật Cạnh tranh hay không?
Thủ tướng đã phải "lên tiếng" can thiệp, yêu cầu các Bộ kiểm tra xử lý. Kết quả, cả 5 doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đều có vi phạm và dù bằng mặt không bằng lòng, các “ông lớn” này phải nhún mình tuân thủ giá trần từ tháng 6.
Quá nhiều loại sữa để người tiêu dùng lựa chọn
Giá trần là biện pháp cứng rắn nhất từ trước tới nay đối với thị trường sữa. Trước đó, ngay cả Bộ Công Thương cũng không tin khả năng áp trần này có thể thành công, vì các biến số đầu vào của sữa quá phức tạp. Quyết định này đã bảo vệ quyền lợi cho cho hàng triệu trẻ em và bà mẹ. Mức giảm giá khoảng từ 50.000 - 70.000 đồng/hộp, tỷ lệ giảm từ 14 - 22% so với trước. Đến nay, đã có hơn 500 mặt hàng sữa đăng ký giá trần.
Tuy nhiên, thách thức phía trước của các cơ quan quản lý ngành sữa vẫn còn rất lớn khi thời hiệu giá trần chỉ còn 6 tháng nữa là kết thúc.
Cấm quảng cáo để siết giá
Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3/2015 sắp tới có khá nhiều nội dung đáng chú ý. Đặc biệt là việc nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; Thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; Bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; Sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Đây là lần đầu tiên khâu quảng cáo sữa được siết chặt khi cấm quảng cáo sản phẩm sữa dưới 24 tháng tuổi, sẽ có thêm một điểm lợi là giá sữa chắc chắn sẽ giảm do chi phí quảng cáo sản phẩm giảm. Các doanh nghiệp sẽ không tính chi phí này vào giá thành sản phẩm. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn”.
Nội dung quảng cáo sữa sẽ được siết chặt
“Nghị định 100/2014/NĐ-CP đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng bảo vệ trẻ em, hạn chế tối đa tác động của quảng cáo, tiếp thị, thông tin, truyền thông có thể làm ảnh hưởng đến quyền được bú sữa mẹ của các em. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm giá sữa tại Việt Nam đang cao hơn so với nhiều nước trên thế giới”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Cũng theo Nghị định 100, việc quảng cáo thức ăn bổ sung cho trẻ dưới 24 tháng tuổi vẫn được phép nhưng phải bảo đảm các yêu cầu rõ ràng về phần đầu của quảng cáo, nội dung quảng cáo. Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”. Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.
Lâu nay chi phí quảng cáo các sản phẩm sữa là một trong những lý do được viện dẫn cho việc giá sữa ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, với biện pháp áp trần được áp dụng trước đó thì giá sữa cũng chưa giảm là bao. Do đó, việc cấm hoàn toàn việc quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi cũng đang được kỳ vọng sẽ góp phần giảm giá sữa.
Bình luận của bạn