Số ca mắc mới "hạ nhiệt", một số địa phương điều chỉnh lịch học

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 31/3

Các đoàn dự SEA Games 31 phải đáp ứng đủ yêu cầu phòng dịch COVID-19

17 nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, cấp độ dịch mới của TP.HCM

Tôn vinh những thầy thuốc trẻ Việt Nam trên mặt trận phòng, chống dịch

Liệu pháp miễn dịch có phải lựa chọn cho mọi bệnh nhân ung thư?

Trong ngày 30/3, nước ta ghi nhận hơn 85.000 ca COVID-19 mới (giảm hơn 2.600 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố. Việt Nam tiếp tục ghi nhận chuỗi ngày giảm mạnh về số ca mắc mới ở mức dưới 100.000 trường hợp. Song song với đó, số ca tử vong do COVID-19 cũng duy trì ở ngưỡng thấp. Lượng người được công bố khỏi COVID-19 tại Việt Nam cũng tăng nhanh trong thời gian qua.

Căn cứ vào tình hình dịch trên địa bàn có chuyển biến tốt, một số địa phương quyết định cho học sinh quay trở lại trường từ đầu tháng 4 tới. Cụ thể:

- Từ ngày 4/4 tỉnh Nam Định quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường (trừ địa phương có cấp độ dịch mức 4), tuy nhiên chưa tổ chức ăn bán trú. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ ở nhà cho đến khi có thông báo mới.

- An Giang cũng vừa thống nhất chủ trương cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trở lại trường vào 4/4. Các cơ sở giáo dục mầm non tư thục căn cứ cấp độ dịch của địa phương và điều kiện về cơ sở vật chất của đơn vị, xây dựng phương án đón trẻ đảm bảo các tiêu chí phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Thông tin tại Hội nghị khoa học điều trị chứng hậu COVID-19 bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại lần đầu tiên được Hội Đông Y Việt Nam tổ chức ngày 30/3, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, trong số 203 di chứng do COVID-19 để lại thì tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%, tiếp đến là xơ phổi 61%, hơn 50% số trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ, 51% bị đột quỵ, 45% mất ngủ và 33% tổn thương thận cấp...

Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định. Với Bộ Công Thương, Bộ Y tế đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh thực phẩm chức năng. Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sỹ tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Một sự việc hi hữu vừa gặp tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), một bệnh nhân nam 64 tuổi, nhập viện với tấm Titanium hở trên sọ não. Được biết, bệnh nhân có tiền sử mổ chấn thương sọ não và được ghép hộp sọ bằng tấm Titanium cách đây 10 năm. Khoảng 2 năm gần đây, vị trí phẫu thuật sọ não của bệnh nhân bị viêm và hở 1 ít tấm ghép. Trong một lần đang làm việc, không may tấm ghép Titanium vướng vào dây phơi quần áo làm miếng ghép lộ bật ra khỏi da đầu, mảng da thừa bị dồn về 1 phía nhưng bệnh nhân không đi khám. Đến ngày 18/3, khi đang điều khiển xe máy bệnh nhân bị ngã và được người dân đưa vào viện. Ngay sau khi nhập viện, các bác sỹ đã tiến hành thăm khám và chỉ định phẫu thuật tháo bỏ mảnh ghép và cắt khối da thừa cho bệnh nhân.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin