Thuốc hạ huyết áp có thể gây suy tim, suy thận

Thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh. Nguồn ảnh: SKĐS

Trẻ nhỏ cũng tăng huyết áp

Ăn gì để phòng tăng huyết áp?

Biện pháp phối hợp chữa tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở người trẻ: 70% không triệu chứng

Tác dụng không mong muốn

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc để điều trị tăng huyết áp, trong đó có thuốc Coversyl (perindopril). Thuốc có hiệu lực ở mọi giai đoạn của bệnh tăng huyết áp như nhẹ, vừa và nặng. Tác động hạ huyết áp tối đa từ 4 - 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ.

Người bệnh cần thông báo cho bác sỹ điều trị biết về tất cả các tác dụng phụ mà mình gặp phải trong quá trình dùng thuốc tăng huyết áp. Việc ngừng dùng thuốc, đổi thuốc của người bệnh cần có sự chỉ định của bác sỹ điều trị.

Thuốc dạng viên nên uống trước bữa ăn, uống một lần duy nhất trong ngày, vào buổi sáng. Trong trường hợp cần thiết, có thể phối hợp với thuốc lợi tiểu nhóm thiazide sẽ có tác dụng hiệp đồng nhằm tăng tác động hạ huyết áp. 

Tuy nhiên, thuốc Coversyl có thể gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng. Tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng thuốc là gây ho khan. Ho khan có đặc tính dai dẳng và khỏi khi ngưng thuốc. 

Tuy nhiên, nếu việc điều trị bằng thuốc này là cần thiết và ho có thể khắc phục được, có thể duy trì điều trị. Ngoài ra, thuốc có thể gây các hiện tượng như nhức đầu, suy nhược, cảm giác chóng mặt, rối loạn tính khí, rối loạn giấc ngủ, phát ban ngoài da, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, thay đổi vị giác. Tình trạng hạ huyết áp theo tư thế cũng có thể xảy ra khi sử dụng loại thuốc này.

Điều trị tăng huyết áp cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Nguồn ảnh: Internet

Dùng thuốc đúng cách

Ðể điều trị tăng huyết áp bằng thuốc, người bệnh cần đi khám và được bác sỹ điều trị chỉ định, hướng dẫn sử dụng thuốc. Bởi, chỉ có bác sỹ mới nắm vững tính năng của thuốc, khám bệnh trực tiếp và sẽ lựa chọn loại thuốc thích hợp, chỉ dẫn các nguyên tắc dùng thuốc. Sự lựa chọn thuốc trị tăng huyết áp sẽ tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan như thận, tim, dây thất trái...

Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc chung như:

- Dùng thuốc với liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ một loại thuốc;

- Nếu không hiệu quả mới kết hợp hai nhóm thuốc;

- Nếu thuốc đầu tiên sử dụng có hiệu quả kém và gây nhiều tác dụng phụ thì nên đổi nhóm thuốc khác, không cần tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc khác;

- Nên dùng loại thuốc có tác dụng kéo dài, loại uống 1 lần trong ngày…

Các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không trị khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống. Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm: Ăn hạn chế muối, khoảng 5 – 6gr mỗi ngày; Hạn chế uống rượu; Ăn tăng rau xanh, hoa quả và các sản phẩm ít chất béo; Giảm cân nặng cơ thể; Cai thuốc lá; Tập thể dục đều đặn, vừa sức, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh và những người có nguy cơ bị tăng huyết áp có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Việc sử dụng các sản phẩm này cần tham vấn ý kiến của các bác sỹ điều trị. 

Linh Ly (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch