Những bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nhẹ sẽ được chăm sóc tại nhà
Bị sốt xuất huyết cần làm gì để nhanh khỏi bệnh?
Ai dễ mắc bệnh sốt xuất huyết?
6 thảo dược tự nhiên là cứu tinh cho người bị sốt xuất huyết
Có được dùng aspirin và ibuprofen để giảm đau, hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không?
Duy trì môi trường sạch sẽ và không có muỗi
Khi điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở nhà, điều quan trọng là phải ngăn ngừa tiếp xúc với muỗi vì sốt xuất huyết lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Nói cách khác, phòng tránh muỗi đốt là cách đơn giản để ngăn ngừa những người khác bị bệnh. Để tránh muỗi đốt, bạn có thể sử dụng một số cách sau đây:
- Sử dụng lưới chống muỗi tại cửa phòng, cửa sổ để ngăn ngừa muỗi bay vào nhà.
- Mắc màn khi ngủ.
- Mặc quần áo dài tay để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
- Ngăn ngừa muỗi sinh sôi bằng cách khơi thông nước ứ đọng xung quanh nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước và thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước.
Nên đậy kín các dụng cụ chứa nước
- Bôi các chất chống muỗi: Các loại kem chống muỗi có chứa DEET, hoặc picaridin, tinh dầu bạch đàn chanh giúp đuổi muỗi hiệu quả. Lưu ý, không nên sử dụng thuốc chống muỗi cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Bệnh nhân cần vào viện hàng ngày để thăm khám
Bệnh nhân sốt xuất huyết phải đi đến bệnh viện mỗi ngày để kiểm tra nhiệt độ và đánh giá lượng hồng cầu, tiểu cầu trong máu.
Đảm bảo bệnh nhân được nghỉ ngơi
Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và hạn chế vận động, đi lại nhiều. Tuyệt đối không được vận động mạnh cho đến khi hết sốt. Điều này rất quan trọng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi bị sốt xuất huyết.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh
Hạ sốt cho bệnh nhân bằng Acetaminophen hoặc Paracetamol
Khi bị sốt do sốt xuất huyết, người bệnh có thể dùng Acetaminophen hoặc Paracetamol để hạ sốt. Trong mỗi sản phẩm thuốc đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Cách 4 - 6 giờ mới được dùng thuốc một lần. Khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không được dùng aspirin và ibuprofen hoặc các thuốc chống viêm khác vì nó làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị sốt xuất huyết.
Tuyệt đối không dùng aspirin cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Sốt xuất huyết thường gây mất nước vì thế người bệnh thường có cảm giác khát nước. Vì vậy khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên uống đủ nước. Nếu bạn không thích uống nước lọc thì có thể uống nước dừa, nước trái cây để thay thế.
Ghi chép hàng ngày về các triệu chứng sốt xuất huyết
Việc ghi chép những triệu chứng sốt xuất huyết hàng ngày sẽ giúp bạn biết được các triệu chứng của sốt xuất huyết có nặng lên hay không. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được theo dõi kỹ hơn vì chúng có nguy cơ bị biến chứng sốt xuất huyết cao hơn người lớn. Khi theo dõi những triệu chứng của sốt xuất huyết, ban cần lưu ý một số điều sau:
- Nhiệt độ của bệnh nhân: Vì nhiệt độ thay đổi liên tục trong ngày nên tốt nhất bạn nên đo nhiệt độ ở cùng một thời điểm nào đó trong ngày.
- Lượng chất lỏng mà bệnh nhân bổ sung mỗi ngày: Hãy cho bệnh nhân uống cùng một cốc nước mỗi lần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và theo dõi lượng chất lỏng mà người bệnh sốt xuất huyết bổ sung hàng ngày.
- Lượng nước tiểu: Yêu cầu bệnh nhân đi tiểu vào một bình chứa. Đo và ghi lại lượng nước tiểu mỗi lần.
Phát hiện sớm những dấu hiệu trở nặng để đưa bệnh nhân đến viện kịp thời
Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bệnh nhân sốt xuất huyết có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Sốt cao
- Mất ý thức
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cần đến bệnh viện ngay nếu bệnh nhân bị sốt cao, mất ý thức
- Đau bụng nghiêm trọng
- Nôn, ói
- Không thể đi tiểu trong vòng 6 giờ
- Khó thở
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu
- Tay chân lạnh
- Người lừ đừ.
Bình luận của bạn