Ai dễ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em

Người sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

6 thảo dược tự nhiên là cứu tinh cho người bị sốt xuất huyết

Đô thị hóa nhanh là nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết?

Không xét nghiệm máu có phát hiện sốt xuất huyết không?

Môi trường sống có nhiều muỗi Aedes Aegypti

Sống trong khu vực hoặc đi du lịch đến nơi có muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết sinh sống thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh khi bị muỗi đốt.

Muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết

Đã bị nhiễm bệnh trước đây 

Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể nhiễm bệnh thêm 3 lần nữa bởi các chủng virus Dengue còn lại. Người mắc lại sốt xuất huyết dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ em

Bản tính hiếu động và ham chơi nên trẻ thích chơi ở những chỗ tối - là “địa bàn hoạt động” của muỗi, nên dễ bị muỗi tấn công. Mặt khác, do hoạt động thường xuyên nên ra nhiều mồ hôi hơn, khiến muỗi dễ phát hiện và đốt. Khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn người lớn nên trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết

Người có hệ miễn dịch yếu

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, nhưng những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh hơn.

Người có tiểu cầu thấp

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết là sự suy giảm số lượng tiểu cầu. Nếu có lượng tiểu cầu thấp thì bạn dễ gặp các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết hơn. Bởi vậy, nếu bạn bị sốt cao trên 3 ngày thì nên đến bệnh viện xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị sốt xuất huyết hay không.

Khi bị sốt cao trên 3 ngày nên đến bệnh viện để xét nghiệm máu

Người bệnh viêm gan mạn tính

Bệnh nhân viêm gan mạn tính thường có rối loạn chức năng đông máu, nên khi bị sốt xuất huyết các biểu hiện xuất huyết thường nặng hơn rất nhiều. Bệnh nhân thường bị xuất huyết đa phủ tạng, trên da thường là các mảng bầm tím lớn, nguy cơ tử vong rất cao do sốc giảm khối lượng tuần hoàn và tình trạng mất máu nặng.

Bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ có thể quản lý theo dõi và điều trị tại nhà theo phác đồ. Nhưng ở những trường hợp cảnh báo trên, mặc dù bị nhẹ vẫn nên nhập viện điều trị để kịp thời xử lý khi có những diễn biến nặng nề xảy ra vì bệnh sốt xuất huyết rất khó tiên lượng và dự liệu những khả năng diễn biến của bệnh.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm