Tranh vui gây sốt giới trẻ: Sự khác biệt “Tết xưa - Tết nay"

Chọn tiền lì xì độc lạ Tết Ất Mùi

Chi tiền triệu để xem pháo hoa ở Hà Nội

Lựa chọn quà Tết Ất Mùi độc đáo

Chùm ảnh: Đào, quất ngập tràn phố xuân

Những nét đẹp rất hoài cổ của Tết xưa được so sánh khéo léo với hình ảnh Tết nay hiện đại, chân thực. So sánh giữa hai hình ảnh Tết xưa và Tết nay dưới con mắt hài hước, bộ tranh vui dễ khiến người xem bật cười thú vị, nhưng rồi lại phải ngay lập tức nhíu mày để suy ngẫm về những giá trị văn hoá đích thực đang dần mai một. Bộ tranh đang được chia sẻ trên mạng xã hội dịp gần đây và nhận được nhiều yêu thích và quan tâm từ các bạn trẻ. Nhân dịp Tết Ất Mùi sắp đến, cùng Health+ thưởng lại bộ tranh so sánh về Tết xưa và nay bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh:

Tết xưa "tẩy trần" chiều 30 Tết bằng chậu nước cây mùi già thì Tết nay là việc chen nhau ngoài hiệu làm đầu, uốn tóc
Tết xưa tất cả mọi người cùng đi phiên chợ được ngóng chờ nhất trong năm với đào, quất, quà quê. Nhưng Tết nay có thề ngồi nhà và mua hàng online, có người vận chuyển đến tận nơi.
Hình ảnh cả gia đình quây quần gói bánh chưng đã xa. Tết nay nhiều loại bánh được bày bán với hàng trăm mẫu mã, dịch vụ khác nhau khiến người mua cũng băn khoăn. "Chắc tôi chớt" - ngôn ngữ mạng được đưa vào bộ tranh thêm sinh động.
Nếu phút giao thừa thiêng liêng, gia đình quây quần bên nhau trước kia thì giờ đây là cảnh chen lấn, xô đẩy ngoài đường - nơi tập trung xem pháo hoa đón Giao thừa.
Hình ảnh kết của bộ tranh vui là việc Tết của năm 2025, mọi người phải tham khảo cách chuẩn bị Tết cổ truyền trên... sách hay website
Người xem bộ tranh "Tết xưa - Tết nay" có suy nghĩ, phải chăng cuộc sống hiện đại quá vộ vã, dễ đánh mất những giá trị truyền thống?! Bộ tranh vui đầy ý nghĩa này muốn truyền tải và gửi gắm đến người xem thông điệp “Sống chậm lại, sẻ chia đi và yêu thương nhiều hơn” do nhóm tình nguyện Truyền thông Trăng Đen của website Tetxua.vn thực hiện.


Phiêu H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa