Khi ốm đau người ta thường có phản xạ nghĩ ngay đến thuốc men. Điều đó không có gì sai nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Bởi vì dùng thuốc tức là đưa một hay nhiều chất vào cơ thể với mục đích điều trị, phòng bệnh, chuẩn đoán hay là làm thay đổi một khả năng sinh lý nào đó của cơ thể. Các biện pháp không dùng đến thuốc mà vẫn có thể chữa được nhiều căn bệnh khác nhau tuy đã có từ rất lâu song còn ít người chú ý đến. Hiện nay tại nhiều nước phát triển phương tây xu hướng chữa bệnh không dùng thuốc đang ngày một gia tăng, đặc biệt là khi xuất hiện quá nhiều tác dụng phụ và tai biến của thuốc.
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh
TS Vũ Thế Khanh: Trong 20 năm qua, UIA đã tập trung nghiên cứu và triển khai chương trình chữa bệnh không dùng thuốc, cụ thể là các phương pháp dưỡng sinh. Chính xác từ ngữ cần dùng là tập dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe , phòng chống và đẩy lùi bệnh chứ không phải là dưỡng sinh thay thế cho thuốc. UIA là cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó có phương pháp dưỡng sinh, phản ánh đúng vai trò nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của UIA. Do ban đầu, dư luận nhầm lẫn các khái niệm tập dưỡng sinh với chức năng chữa bệnh, nên việc triển khai trong giai đoạn đầu gặp khó khăn. Cần hiểu rằng, phương pháp tập dưỡng sinh chỉ là bổ trợ, không thay thế chức năng chữa trị chính quy của ngành y.
Chương trình tập luyện dưỡng sinh từng phát trên sóng đài truyền hình Việt Nam tại chuyên mục VKT 4 lần. Sau 20 năm triển khai, các phương pháp dưỡng sinh đã được áp dụng rộng rãi trên 40 tỉnh thành và nhận được sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân.
Xin TS cho biết hiện nay có bao nhiêu phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc? (Độc giả Vũ Thị Mai - Kiến Xương - Thái Bình)
TS Vũ Thế Khanh: Có nhiều phương pháp không dùng thuốc uống qua đường miệng hoặc không tiêm thuốc như: Phương pháp tập luyện khí công tĩnh và khí công động, hoặc đặt tên theo đề nghị của người thiết lập (trưởng môn) như: khí công dưỡng sinh, dưỡng sinh tâm thể, dưỡng sinh tâm năng, năng lượng sinh học, năng lượng cảm xạ, thiền dưỡng sinh, yoga…. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp như: phương pháp vật lý trị liệu, hóa học, cơ học, quang học, nhiệt học, tâm lý trị liệu, năng lượng tâm thức…. Chính vì vậy, căn cứ vào bản chất của từng phương pháp mà ta có tên gọi khác nhau.
Người ta nói "Cơm không rau như đau không thuốc", vậy khi ốm đau mà không dùng thuốc thì có rơi vào mê tín không? - Y học nói chung và chữa bệnh nói riêng có nhất thiết phải dùng thuốc không? (Độc giả Trần Bá Đan, Phường 7. Q3, Tp.HCM)
Nhưng bây giờ nên tiếp cận khái niệm "thuốc" ở góc nhìn mở rộng hơn. Nếu như xem xét rằng, miệng có thể được hiểu là "cửa khẩu" (cửu khứu) của cơ thể thì không những miệng là 1 "cửa khẩu" mà cơ thể con người còn có 9 "cửa khẩu" đều có thể tiếp nhận các yếu tố vật chất từ bên ngoài: mắt (ánh sáng), tai (âm thanh), mũi (mùi vị), lưỡi (vị), thân (xúc tác, lỗ chân lông), tư tưởng (ý nghĩ).
Thậm chí, có thể nhận thấy rằng mỗi lỗ chân lông cũng là 1 "cửa khẩu". Tất cả những "cửa khẩu" ấy đều có khả năng "nhập bệnh" vào cơ thể đồng thời cũng có thể thu nhận các loại thuốc để trị bệnh. Nói "trị bệnh không dùng thuốc" là chỉ dựa trên sắc tướng và khái niệm hẹp trước đây, còn về ý nghĩa hiện đại thì thuốc là một khái niệm rất rộng, tượng trưng cho những giải pháp đẩy lùi tật bệnh ra khỏi cơ thể
Thôi miên có phải là phương pháp chữa bệnh không? nước ta đã có ai có khả năng chữa bệnh bằng thôi miên, thưa TS? (Độc giả Võ Thị Xuân Mai - Ninh Kiều - Cần Thơ)
Hiện tại, dịch sởi đang hoành hành? Về phía UIA, đơn vị có quan tâm có cách nào hỗ trợ dịch này không? (Độc giả Hà Văn Thức - Thành phố Tuyên Quang)
Thưa TS Vũ Thế Khanh, gần đây dư luận xã hội bàn tán nhiều về "hiện tượng bà
Phan Thị Tranh hát chữa bệnh" ở Vĩnh Phúc với hai luồng dư luận khen - chê trái chiều nhau, cơ quan
UIA có tham gia khảo nghiệm về hiện tượng này chưa, và xin TS cho biết quan điểm của ông như thế
nào về vụ việc này? (Lê Văn - Quảng
Xương - Thanh Hóa)
TS Vũ Thế Khanh: Chúng tôi chưa đi vào khảo nghiệm chính thức, nhưng đã tế nhị quan sát hiện tượng này. Theo đó, cán bộ của các cơ quan chức năng địa phương tỉnh Vĩnh Phúc (Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch, Sở Y tế...) cũng cùng đi trên cương vị là "bệnh nhân" để điều tra vụ việc. Khi thấy các "bệnh nhân" hoặc người lạ xuất hiện, hàng loạt các "tình nguyện viên" hối hả chạy đến và đưa cái tờ phiểu thống kê để bệnh nhân tự kê khai bệnh tật. Họ đều được hướng dẫn rằng: "Mình phải ghi là đã khỏi bệnh thì sau này bệnh mới khỏi được, nếu ghi không khỏi thì bệnh cũng không khỏi đâu". Khi hỏi về các ca ung thư đã được chữa khỏi rồi thì có hồ sơ y bạ của bệnh viện, hoặc chiếu chụp phim để chứng minh hay không, các "tình nguyện viên" trả lời: "Khỏi rồi thì làm gì còn khối u nữa mà chiếu chụp".
Đứng trên quan điểm "phương pháp nghiên cứu" thì tôi chưa bao giờ đồng thuận với cái cách "thẩm định" theo kiểu "cho thí sinh tự ra đề, tự làm ở nhà và tự chấm rồi đến báo cáo kết quả cho hội đồng thi". Tôi đã trao đổi với một số chuyên gia ngành Y, họ rất bức xúc và phản ứng gay gắt về cách làm này. Các chuyên gia ngành Y cho rằng "Cách thẩm định Y học như trên thì thật là khôi hài, không những không đảm bảo tính khách quan, mà lại còn phản khoa học, đồng thời còn vi phạm pháp luật."
- Phản khoa học ở chỗ: Bà Tranh tự "cử người ra ghi chép thống kê kết quả chữa bệnh cho chính mình" thì không thể nhận được bất kỳ sự đồng tình nào. "Vừa đá bóng vừa thổi còi" thì không thể được xem là "chứng minh khách quan. Cách làm này không chỉ xúc phạm quá đáng đến danh dự của ngành y mà còn tạo khe hở cho những cá nhân giả danh nhà khoa học, lan truyền tin đồn nhảm, gây mất lòng tin đối với những lương y chân chính.
Tôi khẳng định tuyệt đối không đồng tình cách làm của bà Tranh.
Đương nhiên việc chữa bệnh bằng các nguồn năng lượng không còn xa lạ đối với xã hội ngày nay. Nguồn năng lượng từ bên ngoài vào cơ thể cũng như ta uống thuốc vậy. Nhưng không phải cứ có bệnh là thuốc nào cũng uống.
Do vậy, tôi khẳng định nguồn năng lượng có thể giúp được nâng cao sức khỏe nhưng phải tìm đúng loại, liều lượng và thời lượng phù hợp, khoa học. Năng lượng sinh học cũng là một "liều thuốc" nhưng không có nghĩa là trộn lẫn tất cả lại với nhau thì sẽ cho ra một phương thuốc tối ưu.
Vì vậy, khi quyết định sử dụng phương pháp nào, bắt buộc phải có chuyên gia hướng dẫn cụ thể, không tự ý tập luyện mà chưa hiểu rõ bản chất của phương pháp.
Liệu khả năng ngoại cảm có thể được gọi là 1 phương pháo chữa bệnh không dùng thuốc không
thưa ông? (Vũ Thị Minh - Hà
Nội hỏi)
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, mọi phương pháp phòng bệnh, hồi phục sức khỏe đều được xem là "thuốc". Nó có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Như những phương pháp đem đến cho bệnh nhân một tư tưởng lành mạnh, một thần thái tâm an, khí hòa, không bị ám ảnh và chi phối bởi những điều lo sợ, không bị bấn loạn bởi những biến cố bất trắc… thì cũng xem như một bài thuốc. Vì vậy, nếu ngoại cảm có thể mang lại điều đó thì cũng có thể xem như một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhất là khi con người bị mắc bệnh do các ảo tưởng và bức xúc thì nên kết hợp với những giải pháp liên quan đến tinh thần.
Như thế nào thì được gọi là một người khỏe mạnh? (Nguyễn Kim Thoa - Đống Đa - Hà Nội)
Bình luận của bạn