9 bước phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa phát và tái phát đột quỵ

Đột quỵ đe doạ người trẻ

​Nguy cơ tự tử sau đột quỵ

5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

 

1. Kiểm soát huyết áp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, giữ chỉ số huyết áp ở mức bình thường < 140/90mmHg (một số trường hợp đặc biệt <130/90mmHg) giảm 30 – 40%  nguy cơ đột quỵ. Khuyến cáo: Theo dõi huyết áp hàng ngày + thuốc điều trị liên tục + khám định kỳ + thay đổi lối sống. Tùy từng bệnh nhân mà bác sỹ thay đổi thuốc cho phù hợp. Điều chỉnh lối sống bao gồm: hạn chế muối, giảm cân, tăng lượng rau quả hàng ngày, hạn chế rượu và tăng hoạt động thể lực.
2. Kiểm soát Đái tháo đường
Kiểm soát tốt đường huyết giúp giảm 15 – 30% nguy cơ tái phát hoặc biến chứng ở người bệnh đột quỵ. Khuyến cáo: Ăn kiêng + tập thể dục + thuốc uống hạ đường huyết + insulin + khám bệnh định kỳ.
3. Kiểm soát rối loạn lipid máu
Nhiều nghiên cứu khẳng định sự tương quan giữa tăng cholesterol/triglyceride với tăng nguy cơ đột quỵ và xơ vữa động mạch lớn. Khuyến cáo: Chế độ ăn + lối sống + tập luyện + thuốc điều trị (với bệnh nhân cao tuổi).

4. Giảm/bỏ hút thuốc lá
Không chỉ bệnh nhân/nhóm nguy cơ đột quỵ mà cả những người bình thường cũng được khuyến cáo tránh xa khói thuốc bởi những tác hại (đã được chứng minh) của nó với cơ thể.
5. Giảm/bỏ rượu
Cũng giống như khói thuốc, nhiều nghiên cứu cho thấy nghiện rượu mãn tính và uống rượu mạnh đẩy nhanh yếu tố nguy cơ đột quỵ. Theo đó, uống rượu nhiều có thể liên quan đến huyết áp, tình trạng tăng đông máu, giảm lưu lương máu ở não... Khuyến cáo là: Bỏ hoặc giảm lượng rượu (ít hơn 2 ly với nam và một ly với nữ một ngày). 
6. Giảm cân
Dù không có những nghiên cứu chứng minh giảm cân giảm được nhiều nguy cơ đột quỵ nhưng việc giảm được chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ giảm được yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành và đột tử.
7. Tăng hoạt động cơ thể
Hoạt động cơ thể có khuynh hướng giảm huyết áp, giảm cân, thúc đẩy hệ tuần hoàn, cải thiện dung nạp glucose và sức khỏe tuần hoàn nói chung. Khuyến cáo: Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày với cường độ nhẹ đến trung bình từ 1 - 3 lần/tuần. Với những bệnh nhân phòng ngừa tái phát cần có sự tư vấn của chuyên viên vật lý trị liệu. 
8. Kiểm soát stress
Stress được cho là có liên quan nhiều đến việc làm tăng nặng nguy cơ bệnh ở người có tuổi và khởi phát bệnh ở người trẻ. Sự xuất hiện này thường đột ngột, nặng nề và để lại nhiều biến chứng. Khuyến cáo: Tập thiền, khí công. 
9. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Một trong những cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả là bổ sung các sản phẩm thiên nhiên và công nghệ sinh học như các sản phẩm có chứa enzyme nattokinase (chiết xuất từ đậu tương lên men) giúp giảm các yếu tố nguy cơ như cholesterol cao, mảng xơ vữa, huyết khối.

 

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động