Đột quỵ đe doạ người trẻ

Đột quỵ đe doạ người trẻ

​Nguy cơ tự tử sau đột quỵ

7 lời khuyên giúp phòng ngừa đột quỵ

Thủy phi cơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ từ Trường Sa

5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nguyên nhân gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Theo thống kê được công bố tại Hội nghị phổ biến kết quả dự án thiết lập hệ thống giám sát một số bệnh không lây nhiễm năm 2012, đột quỵ não ở người trẻ chiếm khoảng 12 - 20% trong tổng số các đột quỵ ở mọi lứa tuổi và xảy ra với tần suất từ 10 - 34 trường hợp/100.000 dân/năm.

Phân tích về sự gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi, các chuyên gia cho rằng, cuộc sống hiện đại tạo ra ngày càng nhiều các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt là lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học với các thói quen lười vận động, hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện, uống rượu bia, đi kèm những áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống hàng ngày làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.

Mảng xơ vữa khiến lòng mạch máu bị thu hẹp lại và làm máu kém lưu thông, gây ra tình trạng thiếu máu não. Hơn nữa, mảng xơ vữa và sự lưu thông chậm chạp của dòng máu sẽ tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch và đột quỵ. Theo các nghiên cứu, đột quỵ do tắc mạch não là nguyên nhân phổ biến và chiếm tới 26% số ca đột quỵ ở người trẻ.

Theo thống kê tại Hội nghị phổ biến kết quả dự án thiết lập hệ thống giám sát một số bệnh không lây nhiễm năm 2012, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 ca đột quỵ, làm 40% trong số đó tử vong trong vòng 3 tháng và 50% sống sót nhưng chịu ảnh hưởng nằng nề và lâu dài về thể chất, nhận thức hoặc cảm xúc.

Trong khi đó, đột quỵ ở người trẻ nguy hiểm hơn bởi các triệu chứng báo hiệu như lú lẫn, mê sảng, co giật, đột ngột buồn ngủ, buồn nôn, nôn quá khác so với những triệu chứng báo hiệu đột quỵ ở người lớn tuổi và thường bị hiểu lầm sang bệnh đau nửa đầu, động kinh, lo âu quá mức… Do đó, trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường được can thiệp y tế chậm hơn và dẫn tới những hậu quả nặng nề hơn.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Người trẻ tuổi không nên chủ quan, cần đi khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra huyết áp, mỡ máu.Khi có các triệu chứng của thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… cần đi khám chuyên khoa ngay.

Đặc biệt, cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dinh dưỡng, tránh sử dụng rượu bia, lo âu, căng thẳng quá mức.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch