Các tổn thương thận là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mạn tính
Suy thận: Dễ phát hiện, dễ phòng ngừa
10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc bệnh thận
Bệnh thận không chừa một ai
5 bước đơn giản cho thận thêm khỏe
Theo BS. Akira Wu - Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore), bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào của nước tiểu đều có thể do bộ lọc trong thận, vốn có tác dụng loại bỏ chất thải và nước khỏi cơ thể.
Protein niệu
“Những bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp khó kiểm soát hoặc béo phì dễ có nguy cơ bị hội chứng protein niệu. Tuy nhiên, người bị protein niệu nhẹ thường không có bất cứ triệu chứng nào. Trong thực tế, vấn đề này chỉ được phát hiện thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ”- BS. Akira Wu cho biết thêm.
Protein niệu cho thấy thận đã bị tổn thương
Nếu lượng lớn protein bị mất qua nước tiểu, mức protein trong máu (gọi là albumin) sẽ giảm mạnh, dẫn đến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gọi là hội chứng thận hư. Khi đó, cơ thể sẽ giữ nước, biểu hiện ở việc: Chân, mắt bị phù, cơ thể mệt mỏi và chán ăn. Đôi khi, những cục máu đông có thể hình thành trong bắp chân và phổi, gây tử vong nếu không được phát hiện sớm.
Đi tiểu thường xuyên hơn
Nếu bạn thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt vào ban đêm thì cần lưu ý, bởi đây có thể là một dấu hiệu của bệnh thận mạn tính. Khi bộ lọc của thận không hoạt động tốt, nó sẽ làm tăng nhu cầu đi tiểu.
Tuy nhiên, đi tiểu thường xuyên cũng có thể là triệu chứng của một nhiễm trùng đường tiểu hoặc tuyến tiền liệt phì đại ở nam giới. Bởi vậy, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể để đi khám bác sỹ kịp thời.
Có máu trong nước tiểu
Chức năng quan trong nhất của thận là lọc máu. Thận khoẻ mạnh thường giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận đã bị hư hại, các tế bào máu có thể bắt đầu "rò rỉ" ra ngoài theo nước tiểu. Có máu trong nước tiểu cũng là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hay nhiễm trùng đường tiểu.
Ngoài khả năng bị nhiễm trùng, mắc bệnh thận mạn tính hay ung thư, tình trạng máu trong nước tiểu cũng do các chấn thương nhỏ, sỏi thận hoặc tác dụng phụ của việc dùng thuốc làm loãng máu và điều trị bằng thuốc Aspirin hàng ngày.
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, bạn nên đi gặp ngay bác sỹ để kiểm tra. Ngoài ra, chúng ta cần phòng ngừa đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì và tránh lạm dụng thuốc giảm đau (đặc biệt là ở người già) có thể giúp kiểm soát bệnh thận. Đặc biệt, người mắc bệnh thận mạn tính và hội chứng protein niệu nên tránh ăn quá nhiều protein vì các thực phẩm này sẽ tạo thêm áp lực cho thận. Song song với đó, những người mắc các bệnh nguy cơ cũng có thể phòng ngừa suy thận mạn tính bằng cách kết hợp dùng thực phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên, đặc biệt, những sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành rất được ưa chuộng hiện nay để tăng cường chức năng thận, phòng ngừa bệnh biến chứng sang suy thận mạn tính.
Tiểu Bắc H+
Bình luận của bạn