Chuyên gia Bạch Mai chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản giúp đẩy lùi sỏi thận.
Nồng độ testosterone thấp làm tăng nguy cơ sỏi thận ở nam giới
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa sỏi thận
Podcast: Biến chứng nặng nề do chủ quan với sỏi thận
5 dấu hiệu cần chú ý để phát hiện sỏi thận kịp thời
Sỏi thận là bệnh lý khi nồng độ chất khoáng và muối trong nước tiểu cao, được lắng đọng lại trong thận và đường tiết niệu. Các chất này lắng đọng lâu ngày kết tinh lại thành tinh thể muối khoáng giống như hạt sỏi (chủ yếu là tinh thể của Calci).
Viên sỏi nhỏ được bài tiết ra khỏi cơ thể theo nước tiểu và không gây đau đớn. Tuy nhiên đối với viên sỏi lớn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn do khi đào thải viên sỏi di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm cho bề mặt sỏi cọ xát nhiều, gây tổn thương đường tiết niệu.
Khi sỏi thận bị kẹt lại gây tắc nghẽn, giãn nở, ảnh hưởng tới dây thần kinh thận, gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp tắc ống dẫn nước tiểu khiến nước tiểu tồn đọng gây viêm nhiễm,… Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận.
Theo khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh trước 70 tuổi ở nam giới khoảng 10%, nữ giới khoảng 5%. Bệnh có nguy cơ tái phát ở những người đã từng mắc trước đó.
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quyết định trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận. ThS.BS. Cao Thị Như - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ những nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân sỏi thận cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Nguyên tắc 1: Uống đủ nước - "Chìa khóa" đẩy lùi sỏi thận
Uống đủ nước được xem là biện pháp hữu hiệu hàng đầu để ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
Cơ chế hoạt động: Nước giúp làm loãng nước tiểu, qua đó làm giảm nồng độ của các chất có khả năng tạo sỏi và hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.
Lượng nước khuyến nghị: Mỗi người nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày.
Phương pháp uống đúng: Hãy uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống.
Lựa chọn đồ uống: Nước lọc hoặc nước khoáng không gas là sự lựa chọn tốt nhất. Cần tránh các loại nước ngọt, nước có gas và nước ép trái cây chứa nhiều đường.
Nguyên tắc 2: Giảm lượng muối (Natri) – Giảm áp lực cho thận
Một chế độ ăn giảm muối có vai trò trực tiếp trong việc ngăn ngừa sỏi thận bằng cách giúp giảm lượng calci trong nước tiểu.
Thực phẩm cần hạn chế: Cần hạn chế muối ăn và các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ hộp.
Giải pháp thay thế: Hãy làm phong phú hương vị món ăn bằng các loại gia vị tự nhiên như húng quế, hương thảo, tỏi và ớt.
Lưu ý quan trọng: Hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 2.300mg.
Nguyên tắc 3: Điều chỉnh lượng đạm động vật - Bảo vệ thận khỏi quá tải
Việc tiêu thụ nhiều protein từ động vật có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Cơ chế tác động: Các loại thực phẩm như thịt đỏ, gia cầm và cá có thể làm tăng nồng độ acid uric và calci trong nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
Khuyến nghị: Nên hạn chế lượng protein động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Nguồn protein thay thế: Hãy tăng cường sử dụng protein có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu, hạt và sản phẩm làm từ đậu nành. Đạm thực vật không chỉ giúp giảm rủi ro tạo sỏi mà còn là nguồn cung cấp chất xơ và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Nguyên tắc 4: Tăng cường thực phẩm giàu citrate - "Vệ sĩ" ngăn ngừa sỏi
Citrate là một chất tự nhiên có khả năng ức chế sự hình thành sỏi thận một cách hiệu quả.
Cơ chế bảo vệ: Citrate ngăn chặn sự kết tinh của các ion calci và oxalate, hai thành phần chính cấu tạo nên sỏi thận.
Nguồn cung cấp dồi dào: Citrate có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam và bưởi.
Cách bổ sung: Một thói quen tốt là uống nước chanh không đường mỗi ngày hoặc sử dụng nước ép tự nhiên từ cam, bưởi.
Theo ThS.BS. Cao Thị Như, bằng việc áp dụng một cách nghiêm túc những nguyên tắc trên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình luận của bạn