Một đứa trẻ ngoan hay hư, giao tiếp tốt hay không là co cách uốn nắn của cha mẹ từ khi trẻ còn bé.
Tác hại của thiết bị điện tử đến trẻ nhỏ
Điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Đề phòng thiếu vitamin K ở trẻ nuôi bằng sữa mẹ
Để trẻ không còn nhút nhát
Nhút nhát có phải là bệnh?
Con gặp ai cũng “im như thóc”, chẳng chịu chào hỏi và đôi khi còn có những hành động bị đánh giá là thô lỗ khiến bạn buồn lòng. Thực tế trẻ con chẳng mấy quan tâm đến lễ nghi, chúng nói và hành động theo bản năng là nhiều. Do đó một đứa trẻ ngoan hay hư, giao tiếp tốt hay không là do cách uốn nắn của cha mẹ từ khi trẻ còn bé.
Nhút nhát khi giao tiếp – Con thiệt thòi về sau
Từ sau khi sinh cho đến lúc 2 tuổi và ở độ tuổi bé tập đi, bé thường ít tiếp xúc với nhiều người. Thông thường, bé sẽ tự chơi hoặc chơi cùng với nhau nhưng không quá thân thiết. Từ sau 2 tuổi trở đi, bé có thể có các kỹ năng để gặp gỡ và làm quen với các bé khác. Khi được 3 tuổi, bé có thể tìm kiếm những đứa bé khác để chơi cùng. Tuy nhiên những bé nhút nhát không hành động như vậy. Bé thường hay xấu hổ hoặc đeo bám cha mẹ khi đến chỗ đông người. Biểu hiện đặc trưng của các bé nhút nhát là chúng không muốn rời cha mẹ để đi chơi cùng những đứa bé khác, trở nên ngại ngùng vào đeo bám ba mẹ hơn khi ở chỗ lạ.
Biếu hiện đặc trưng của bé nhút nhát là không muốn rời cha mẹ để đi chơi
Một đứa trẻ nhút nhát luôn lo âu hoặc rụt rè mỗi khi giao tiếp với người khác hoặc khi rơi vào tình huống lạ lẫm. Bé cảm thấy gượng gạo và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý, chẳng hạn như khi đứng trước đám đông. Trẻ nhút nhát chỉ cảm thấy an toàn khi quan sát mọi hoạt động từ bên ngoài chứ không thích tham gia.
Việc trẻ nhút nhát trong khoảng thời gian đầu đời không phải là lạ, tuy nhiên nét tính cách này khiến trẻ gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội, cản trở khả năng học hỏi ở trẻ và khiến trẻ dễ gặp khiếm khuyết trong quá trình hình thành nhân cách. Các trẻ nhút nhát cũng thường là đối tượng bị bắt nạt khi đi học. Vì vậy, việc bố mẹ quan tâm và giúp trẻ bớt nhút nhát là điều vô cùng quan trọng.
Trẻ nhút nhát khi giao tiếp có thể do các nguyên nhân sau:
Cảm giác sợ hãi: Khi được gia đình bao bọc quá kỹ, bé dễ bị nhiếu nỗi sợ hãi: Sợ đau, sợ người lạ... Hơn nữa, trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật như ông ba bị, bà phù thủy...
Kỹ năng nói kém: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, kỹ năng nói liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Nói kém khiến trẻ cảm thấy rụt rè khi giao tiếp với ai đó.
Trẻ nói kém thường rụt rè khi giao tiếp
Bé bị stress: Stress có thể làm trẻ trở nên hung dữ nhưng đôi khi cũng khiến bé lãnh đạm và nhút nhát hơn. Các bậc cha mẹ có con cái quá nhút nhát khi giao tiếp có thể cảm thấy buồn và lo lắng nhiều. Tuy nhiên đừng thể hiện sự lo lắng hay buồn phiền trước mặt con và người khác vì có thể làm cho tình hình xấu hơn.
Những bí quyết giúp con mạnh dạn giao tiếp
Bồi dưỡng khả năng giao tiếp từ trong bụng mẹ: Thai nhi trong bụng mẹ khoảng từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 đã bắt đầu vẫy tay, đạp chân, khiến cho người mẹ cảm nhận được những hành động của đứa con ở trong bụng. Lúc này, tai trong và màng nhĩ của thai đã phát triển và có phản ứng với âm thanh bên ngoài, điều này có nghĩa là cha mẹ có thể bắt đầu giáo dục trẻ, giao lưu với trẻ ngay từ khi trẻ chưa chào đời.
phụ nữ mang thai có thể massage bụng 2 - 3 lần mỗi ngày, vỗ vỗ nhẹ vào bụng, thai nhi có thể cảm nhận được sự hưởng ứng khua chân múa tay, giao lưu với bạn, chúng rất thích trò chơi thú vị này. Đặc biệt là lúc thai tỉnh dậy trong bụng mẹ, hoạt động nhiều, những tiếp xúc nhẹ nhàng giao lưu giữa cha mẹ và trẻ là bài học đầu tiên về giao tiếp với người khác của trẻ.
Bà mẹ mang thai nên cho trẻ nghe nhạc để thúc đẩy thính giác của trẻ phát triển
Bà mẹ mang thai mỗi ngày hát một bài hoặc cho trẻ nghe nhạc nhẹ có tác dụng thúc đẩy phát triển thính giác của trẻ. Nên cố gắng cho trẻ vận dụng các cơ quan đang phát triển để phát huy cao nhất tiềm năng của các cơ quan này. Tạp âm sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu, nó cũng là điều đại kỵ của thai nhi, người mẹ nên cố gắng tránh những nơi có nhiều tạp âm.
Khi trẻ còn bé: Sau 2 - 3 ngày ra đời, trẻ mới sinh đã nghe tương đối tốt và có phản ứng với âm thanh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh vì vậy mẹ không nên vì trẻ còn nhỏ chưa hiểu gì mà coi nhẹ việc giao lưu với trẻ. Mỗi lần cho con bú, mẹ nên nói chuyện với trẻ, để truyền đạt tình yêu của mẹ nhằm tăng cường sự giao lưu của hai mẹ con. Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, mỗi ngày trò chuyện với bé 30 phút, có thể thúc đẩy phát triển khả năng giao tiếp của bé sau này. Khi trẻ bi bô học nói, trẻ sẽ cảm thấy rất có hứng thú với những người và vật xung quanh, thời kỳ này cha mẹ nên chú ý bồi dưỡng khả năng giao tiếp với người khác cho trẻ.
Khi trẻ chơi cùng các bé cùng tuồi, cha mẹ cũng nên chơi cùng để hướng dẫn trẻ, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến những nơi công cộng cho trẻ tự tham gia chơi, Không nên vì sợ trẻ cô đơn mà chơi cùng trẻ, làm như vậy sẽ khiến trẻ không tách khỏi vòng tay cha mẹ được. Cha mẹ nên động viên, an ủi những trẻ có tính cách nhút nhát, hay xấu hổ, hãy cho trẻ thời gian thích ứng trong việc giao lưu với người lạ.
Cha mẹ nên an ủi những trẻ có tính nhút nhát, xấu hổ
Dạy con tôn trọng người khác: Cha mẹ đừng đòi hỏi quá cao ở trẻ mà hãy bắt đầu dạy trẻ từ những hành động nhỏ. Khi ứng xử với người lớn, trẻ bắt tay và giới thiệu thế nào cho tự tin. Tôn trọng người khác cũng là cách để trẻ biết mình sẽ được đối xử như thế nào, tăng thêm phần tự tin.
Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp: Cha mẹ nên bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Trẻ thích giao lưu với người khác đặc biệt là các bạn cùng tuổi, nhưng nếu chưa nắm được kỹ năng giao tiếp, rất có thể trẻ sẽ bị lạnh nhạt hoặc cô lập, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên tạo một số tình huống để tăng cường môi trường tập luyện cho trẻ.
Dạy con đặt câu hỏi khi thấy cần thiết để con giao tiếp tự tin: Cha mẹ cần nói cho trẻ rằng không phải chỉ vì người khác là bác sỹ, giáo viên... thì họ đều luôn đúng và biết hết. Trẻ phải biết nghi ngờ và đặt câu hỏi. Nếu trẻ biết câu trả lời đúng, trẻ không nên ngồi yên và hài lòng với câu trả lời sai. Kể cả trong nói chuyện với người lớn, có gì thắc mắc trẻ có quyền hỏi và bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Những việc làm như thế khiến trẻ tự tin tiến đến việc làm chủ cuộc sống của mình hơn.
Hãy cho trẻ được thể hiện quan điểm cá nhân của mình
Luôn để con được thoải mái khi giao tiếp: Trẻ con nhiều khi không hiểu chuyện nên thường nói nhiều câu không lễ phép, không chào hỏi người lớn... Chính vì những hành động này mà trẻ thường bị bố mẹ mắng và phạt. Tuy nhiên, khi chúng ta không ép buộc bé chào hỏi hay nói thể nào khi gặp ai đó thì bé lại là người cố gắng nghĩ ra câu gì đó để nói. Vì vậy cha me hãy để cho bé được nói ra những gì bé muốn.
Dạy con tạo không khí vui vẻ khi trò chuyện: Một bài học tưởng không cần thiết nhưng lại rất hữu ích cho trẻ trong việc khiến người đối diện có thiện cảm và vui vẻ. Nếu cha mẹ là người hài hước trẻ sẽ học được điều này từ chính cha mẹ.
Tuy nhiên hướng nội và nhút nhát khi giao tiếp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Kagan - nhà nghiên cứu tâm lý học của khoa y Đại học Havard trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng: "Nhút nhát khi giao tiếp nếu quá nghiêm trọng sẽ dẫn đến hội chứng trầm cảm và căn bệnh sợ giao tiếp xã hội. Người nhút nhát sợ vị phán xét một cách tiêu cực, trong khi người hướng nội chỉ đơn giản là không thích quá nhiều kích thích hay va chạm trong cuộc sống".
Bình luận của bạn