Vitamin K đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của bé
Đề phòng thiếu Vitamin K ở trẻ
Khi vitamin không phải là vitamin
5 lợi ích của vitamin K với làn da
Bí quyết giúp trẻ em sống vui khỏe mỗi ngày
Trẻ nuôi bằng sữa mẹ cần bổ sung nhiều vitamin K
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, nhu cầu hấp thụ vitamin ở trẻ em khác nhau trong mỗi giai đoạn và có cả sự phân biệt giữa trẻ em nuôi bằng sữa mẹ và trẻ em nuôi bộ.
Đáng chú ý, trong khuyến nghị này, Bộ Y tế nhận định trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn nuôi bằng sữa mẹ cần bổ sung vitamin K nhiều hơn trẻ nuôi bộ. Trong khi trẻ em nuôi bộ cần khoảng 5 đơn vị vitamin K/ngày thì hàm lượng này là chưa đủ cho trẻ hoàn toàn nuôi bằng sữa mẹ.
Tất cả các trường hợp bị chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) ở trẻ rất có thể là do thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên thông thường là do thiếu vitamin K.
Thiếu vitamin K thường xảy ra ở bé sơ sinh (vào khoảng 3 - 5 ngày sau sinh) vì lúc này vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K. Nếu thiếu hay không hấp thu được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan.
Nhiều loại rau quả xanh quen thuộc có chứa nhiều vitamin K
Cách bổ sung vitamin K cho trẻ
Bộ Y tế khuyến nghị: "Để phòng tránh chảy máu vì thiếu hụt vitamin K, tất cả trẻ nuôi bằng sữa mẹ nên nhận bổ sung vitamin K khi sinh tuỳ theo khuyến cáo của quốc gia". Mỗi trẻ có thể tiêm một mũi vitamin K duy nhất khi sinh. Đồng thời, có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung những liều vitamin K cần thiết cho bé.
Bên cạnh đó, việc chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin K trong quá trình ăn dặm của trẻ cũng rất quan trọng. Một số loại rau quả có chứa nhiều vitamin K như: cải xoăn, rau bina, mù tạc xanh, ngò tây, các loại rau diếp, rau diếp quăn, cải xanh, củ cải đường là những loại rau củ điển hình.
Các loại cây gia vị cũng có chứa Vitamin K như cây kinh giới, bạc hà, húng tây, húng quế, cần tây và cây rau mùi.
Phân loại |
Trẻ em 0 – 6 tháng |
Trẻ em |
Trẻ em |
Trẻ em |
Vit. A (f) (g) (µg RE/ngày) |
375 |
400 |
400 |
450 |
Vit. D (µg /ngày) |
5 |
5 |
5 |
5 |
Vit. E (h) (mgỏ -TE/ngày) |
2,7 (i) |
2,7 (i) |
5 (k) |
5(k) |
Vit. K (l) (µg /ngày) |
5(lượng này không đủ với trẻ nuôi bằng sữa mẹ) |
10 |
15 |
20 |
Vit. C (d) (mg /ngày) |
25 |
30 |
30 |
30 |
Vit. B1 (g) (mg/ngày) |
0,2 |
0,3 |
0,5 |
0,6 |
Vit. B2 (mg /ngày) |
0,3 |
0,4 |
0,5 |
0,6 |
Niacin (a) (mg NE/ngày) |
2(nuôi bộ) |
4 |
6 |
8 |
Vit. B6 (mg /ngày) |
0,1 |
0,3 |
0,5 |
0,6 |
Pantothenate (mg/ngày) |
1,7 |
1,8 |
2 |
3 |
Biotin (µg /ngày) |
5 |
6 |
8 |
12 |
Folate (c) (µg DFE/ngày) |
80 |
80 |
160 |
200 |
Vit. B12 (µg /ngày) |
0,5 |
0,5 |
0,9 |
1,2 |
Khuyến nghị của Bộ Y tế về nhu cầu dinh dưỡng đối với Vitamin của trẻ em
Bình luận của bạn