Đọ sức khỏe người hướng nội - hướng ngoại

Người có tính cách hướng nội và người có tính cách hướng ngoại, ai khỏe hơn?

Phương pháp Thần số của người Ai Cập: Tên nào, tính cách ấy?!

Ánh sáng xanh giúp giảm cân hiệu quả

Béo phì khi bầu, con dễ chết yểu

WHO: Béo phì gây ra nửa triệu ca ung thư mỗi năm

EU: “Béo phì là khuyết tật”

Nguy cơ béo phì

Béo phì đang trở thành một vấn nạn toàn cầu với số mắc lên đến hơn 1,5 tỷ người. Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo: “Béo phì đang gia tăng ở học sinh tại các thành phố lớn. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư”.

Nhóm nghiên cứu tại Cornell Food và Brand Lab đã tìm hiểu về mối liên quan giữa tính cách và hành vi ăn uống của trẻ em. Những đứa trẻ trong độ tuổi tiểu học tự phục vụ bữa sáng cho mình với ngũ cốc và sữa, các giáo viên và chuyên gia sẽ tham gia quan sát để đánh giá tính cách của từng đứa trẻ.

Kết quả cho thấy, những đứa trẻ hoạt bát sẽ chọn bữa sáng nhiều hơn 33% so với những đứa bé sống nội tâm. Khi được nhóm nghiên cứu phục vụ, trẻ hoạt bát cũng yêu cầu thức ăn nhiều hơn 50% so với trẻ hướng nội.

Trẻ hướng ngoại có nguy cơ béo phì cao hơn

Theo nhóm nghiên cứu, mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh, đây vẫn là một bằng chứng cho thấy trẻ hướng ngoại có nguy cơ béo phì cao hơn.

sức khỏe tâm thần

Từ hơn 30 năm trước, Hội Tâm thần Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thêm “Rối loạn nhân cách hướng nội” vào các bệnh tâm thần. Trong khi có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng hướng nội chỉ đơn giản là thích sự yên tĩnh và chiêm nghiệm, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hướng nội có nguy cơ cao bị mắc chứng trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy 74% người sống nội tâm bị trầm cảm, trong khi những người hướng ngoại thường cảm thấy hạnh phúc. Ngoài ra, người hướng nội thường bị mất dần các suy nghĩ tích cực, vì thế họ có xu hướng tự tử cao hơn.  

Người hướng nội dễ bị trầm cảm còn người hướng ngoại thường cảm thấy hạnh phúc

Susan Cain, tác giả của cuốn “Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội trong thế giới không bao giờ ngừng nói”, cho biết: “Người hướng nội chuộng môi trường ít kích thích – tĩnh lặng, ít ồn ào, ít sôi động, nơi mà họ thấy mình sống động và tràn đầy năng lượng hơn, ngược với người hướng ngoại”.

Hệ miễn dịch

Theo nghiên cứu của Đại học Nottingham, khi nói đến hệ miễn dịch tổng thể, người hướng ngoại thường có lợi thế hơn. Các nhà khoa học đã tuyển chọn 121 tình nguyện viên khỏe mạnh, đa dạng chủng tộc, độ tuổi trung bình là 24 và chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 23. Những người tình nguyện được yêu cầu hoàn thành một bài kiểm tra để đo lường 5 khía cạnh cơ bản của tính cách, bao gồm: Tính hướng ngoại, sự nhạy cảm, độ cởi mở, sự dễ chịu và sự tận tâm.

 Hệ miễn dịch của người hướng ngoại phát triển để đối phó các bệnh nhiễm trùng hiệu quả hơn

Mẫu máu của những người tình nguyện sau đó được trích lấy để phân tích biểu hiện gene. Thói quen hút thuốc, uống rượu bia và tập thể dục thể thao của họ cũng được ghi lại. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ microarray độ nhạy cao để tìm hiểu mối quan hệ giữa 5 đặc điểm tính cách với 2 nhóm gene hoạt hóa trong 2 loại tế bào bạch cầu: một liên quan đến bệnh nhiễm trùng và một liên quan đến các phản ứng kháng virus cũng như các kháng thể.

"Kết quả cho thấy, ở những người hướng ngoại, hệ miễn dịch của họ phát triển để đối phó các bệnh nhiễm trùng hiệu quả hơn. Những người này bản tính hòa đồng, gần gũi với bên ngoài hơn nên có xu hướng phơi nhiễm nhiều hơn với các bệnh truyền nhiễm, sự phát triển hệ miễn dịch là tất yếu”, GS. Kavita Vedhara - trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.

“Hãy sống đúng với bản tính của bạn!”

Ông chủ Tập đoàn Microsoft Bill Gate là người hướng nội

Theo tác giả Susan Cain, hãy theo một nghề nghiệp thật sự thích hợp với bạn. Người hướng nội sẽ phù hợp với một công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều như chính trị, giảng dạy, bán hàng, quản lý và môi giới… Hầu hết tất cả các nhà họa sỹ, nhà văn, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà soạn nhạc và phát minh đều là những người hướng nội.

Bên cạnh đó, cần biết cách cân bằng cuộc sống của mình. Người hướng ngoại cần có hành động hướng nội nhiều hơn khi ngồi viết lách, cho dù họ có chuộng việc mải mê trò chuyện với người khác đến đâu. Người hướng nội cần trải lòng ra khi đi dự tiệc tùng và các buổi gặp mặt.

Theo học thuyết Jungian, hướng nội và hướng ngoại được quy cho hướng của năng lượng tâm linh. Nếu năng lượng tâm linh của một người thường chảy ra ngoài thì người đó là người hướng ngoại, còn khi năng lượng đó chảy vào trong thì đó là người hướng nội. Những người hướng ngoại cảm thấy tràn trề sinh lực khi giao tiếp với một nhóm người lớn nhưng lại thấy giảm năng lượng khi ở một mình. Ngược lại, người hướng nội cảm thấy mệt mỏi khi bị bao quanh bởi những người khác nhưng giàu sinh lực và thoải mái khi ở một mình.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin