Đã đau bụng lại còn “dính” trầm cảm

Hội chứng ruột kích thích luôn đi cùng trầm cảm

Khởi tố vụ rút ruột bảo hiểm y tế tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

Phòng nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Cứu sống bé 1 ngày tuổi bị tắc ruột

Phát hiện sớm để trị dứt điểm ung thư ruột già

Hoại tử ruột vì đặt vòng tránh thai quá lâu

Nghiên cứu cho thấy có từ 50 - 90% những người đang trong giai đoạn điều trị hội chứng IBS có một số rối loạn tâm thần bao gồm: Lo lắng, hoảng sợ và trầm cảm nặng. Trầm cảm đang góp phần không nhỏ của mình vào việc làm cho các triệu chứng của bệnh IBS ngày càng nặng thêm. Mặc dù các nhà khoa học biết rằng IBS không gây ra trầm cảm, trầm cảm cũng không phải là nguyên nhân gây ra IBS, nhưng hai căn bệnh này đang cùng với nhau đang tàn phá cuộc sống của những người mắc bệnh.

Trầm cảm – Người bạn đường của IBS

Khi một người có các triệu chứng của IBS như đau bụng đầy hơi, tiêu chảy... họ sẽ lo lắng, thậm chí là bỏ làm, bỏ học và không tham gia các hoạt động xã hội. Nỗi sợ hãi này vô tình ngăn cách họ với cuộc sống bên ngoài. Từ đó, những tâm trạng tồi tệ và cáu kỉnh sẽ dần phát triển thành căn bệnh trầm cảm.

Những cơn đau làm người bệnh tự cách ly mình với xã hội

Sẽ ra sao nếu bạn đang tham gia trên một lớp học và liên tục bị tiêu chảy, đau bụng? Khi người mắc IBS bắt đầu có triệu chứng của trầm cảm, họ sẽ cảm thấy chán nản và mệt mỏi nhiều hơn. Người bệnh sẽ sống trong một tư tưởng rằng mình sẽ không thể điều trị được căn bệnh này, làm cho các triệu chứng của bệnh IBS ngày càng nặng hơn. Đồng thời, bệnh trầm cảm cũng nhân “cơ hội” đó phát triển mạnh mẽ.

Bệnh nhân IBS luôn nhận thấy sự căng thẳng trong suy nghĩ, và họ sẽ “cảm thấy” rằng cơn đau ngày càng mạnh hơn vì lúc nào cũng nghĩ đến nó. Đó thực sự là một sai lầm vì ngay lúc nó, IBS và trầm cảm đã hợp làm một và tấn công người bệnh một cách mãnh liệt hơn.

Thuốc trầm cảm có thể giảm được IBS?

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng bất an của cơ thể… và cả một số triệu chứng của hội chứng IBS. Nhưng thuốc chống trầm cảm đang được sử dụng một cách khác nhau cho từng điều kiện của từng người. Do đó, nếu bạn bị hội chứng IBS và cảm thấy chán nản, hãy đi gặp bác sỹ để có lời khuyên chính xác nhất.

Một số loại thuốc trầm cả liều thấp có tác dụng giảm triệu chứng của IBS

Bác sỹ Beth Schorr-Lesnick Trung tâm Y tế Montefiore, New York cho biết: “Chúng tôi chỉ định thuốc chống trầm cảm liều thấp cho những người bị mắc IBS để ngăn chặn nỗi đau truyền về bộ não”.

Các loại thuốc đang được sử dụng là thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nortriptyline (Pamelor), amitriptyline (Elavil), hoặc desipramine (Norpramine); Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) như citalopram (Celexa), paroxetin (Paxil), hoặc sertraline (Zoloft), có thể giúp làm dịu các cơn đau và một số triệu chứng của bệnh IBS.

Điều trị IBS bằng kết hợp liệu pháp tâm lý

Suy nghĩ tích cực hơn giúp người bệnh có thể chống lại bệnh tật

Các biện pháp trị liệu tâm lý truyền thống và liệu pháp điều chỉnh nhận thức của hành vi có thể giúp đỡ tốt bệnh trầm cảm và cả hội chứng ruột kích thích. Các trị liệu truyền thống bao gồm nói chuyện với các bác sỹ tâm lý để giải đáp các thắc mắc của mình. Liệu pháp điều chỉnh nhận thức của hành vi để nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và thay thế nó bằng những suy nghĩ tích cực và thực tế hơn.

Chuyên gia tiêu hoá của Mỹ đã phát hiện ra rằng trong phần lớn các bệnh nhân, liệu pháp nhận thức hành vi sẽ làm giảm triệu chứng của IBS. Bệnh nhân có thể cảm thấy tốt hơn về thể chất và tinh thần.

Ngoài ra, các bệnh nhân nên tham gia vào một số nhóm người bị IBS hoặc trầm cảm để có thể chia sẻ cảm xúc và những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Đôi khi hình thức này còn có tác dụng lớn hơn cả nói chuyện với bác sỹ tâm lý. Jeffrey Roberts – Chủ tịch hội Những người bị IBS cùng giúp đỡ nhau nói rằng: “Hãy tham gia vào các nhóm, để thấy rằng bạn không hề đơn độc, còn có những người khác, những người cũng đang bị tình trạng giống như bạn”.

Những người bị IBS và trầm cảm, ngoài việc phải đến gặp bác sỹ chuyên khoa tiêu hoá, tìm cho mình một chuyên gia tâm lý là thực sự cần thiết. 

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra chuột rút, đau bụng, đầy hơi khí, tiêu chảy và táo bón. Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, IBS không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già. 

Hầu hết những người bị IBS thấy các triệu chứng cải thiện khi họ học cách kiểm soát tình trạng. Chỉ có một số nhỏ những người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống và căng thẳng.
Tiêu Thạch H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa