Béo phì khi bầu, con dễ chết yểu

Tình trạng béo phì khi mang thai gây nguy hại cho cả mẹ và con

WHO: Béo phì gây ra nửa triệu ca ung thư mỗi năm

Mẹ bầu uống thuốc kháng sinh, con dễ bị béo phì

Béo phì 'ngốn' tiền ngang ngửa xung đột vũ trang

Cà phê làm giảm tác hại của béo phì

Khói thuốc lá có thể khiến bạn béo phì

Một nghiên cứu được thực hiện đồng thời tại Mỹ và Thụy Điển được công bố đầu tuần này cho thấy, việc thừa cân và béo phì khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong  ở trẻ sơ sinh, nguy cơ lớn nhất được tìm ra ở những bà mẹ bị béo phì.

Một nhóm các nhà nghiên cứu về vấn đề này tại Mỹ và Thụy Điển đã quyết định kiểm tra giả thuyết rằng mẹ bầu béo phì có liên quan đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh bằng cách phân tích trên 1,8 triệu ca sinh nở năm 1992 – 2010. Có tất cả 5.428 trường hợp tử vong trẻ sơ sinh trong thời gian nghiên cứu. Hai phần ba trong số này xảy ra trong giai đoạn sơ sinh (trong vòng 28 ngày đầu tiên sau khi ra đời).
Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh bao gồm dị tật bẩm sinh, sinh ngạt, nhiễm trùng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tuổi của người mẹ, chiều cao, hút thuốc, giáo dục, nơi sinh…
Nguyên nhân nào?
Quan niệm “ăn càng nhiều càng tốt cho con” vẫn còn là ý nghĩ khó thay đổi ở mỗi mẹ bầu và những người thân xung quanh. Thay vì ăn nhiều, mẹ bầu chỉ cần ăn đủ chất, điều này vừa giảm được trọng lượng cơ thể tăng khiến mẹ bầu mệt mỏi vừa giảm được nguy cơ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, bà bầu bị béo phì có nguy cơ sảy thai cao, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật nhiều gấp đôi so với phụ nữ khác. Họ thường được chỉ định mổ đẻ, việc này làm tăng nguy cơ mất máu và nhiễm trùng khi sinh.
TS. Janet Currie - Giảng viên tại trường Đại học Columbia (Mỹ) nhấn mạnh lời khuyên: “Nếu muốn cải thiện được tình trạng sức khỏe của trẻ, chúng ta phải chăm sóc cho người mẹ từ trước khi mang thai”.
Viện Y học thuộc Viện Hàn lân Khoa học Quốc gia của Mỹ quả quyết rằng, hơn 1/3 phụ nữ mang thai có cân nặng ở mức trung bình, ½ trong số đó tăng cân hoặc béo phì quá mức yêu cầu khi mang bầu. Trước khi có thai, nếu người phụ nữ có cân nặng hơn mức bình thường cũng có nguy cơ tăng cân nhiều hơn trong lúc mang thai. Đứa trẻ sinh ra có nhiều khả năng mắc bệnh béo phì, khuyết tật ống thần kinh, đái tháo đường type 2, bệnh tim và cả bệnh ung thư.
Nguy hiểm cho cả mẹ và con
Người mẹ béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tiền sản giật, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc mỡ do ít vận động. Ngoài ra, tình trạng ngưng thở tạm thời khi ngủ cũng thường xuyên xảy ra gây nguy hiểm cho người mẹ. Không những thế, khi sinh mổ, cơ thể người mẹ dễ bị ứ dịch cổ tử cung, sẹo lâu liền và gây đau ê ẩm mệt mỏi toàn thân.
Viện Y học thuộc Viện Hàn lân Khoa học Quốc gia của Mỹ quả quyết rằng, hơn 1/3 phụ nữ mang thai có cân nặng ở mức trung bình, ½ trong số đó tăng cân hoặc béo phì quá mức yêu cầu khi mang bầu. Trước khi có thai, nếu người phụ nữ có cân nặng hơn mức bình thường cũng có nguy cơ tăng cân nhiều hơn trong lúc mang thai. Đứa trẻ sinh ra có nhiều khả năng mắc bệnh béo phì, khuyết tật ống thần kinh, đái tháo đường  type 2, bệnh tim và bệnh ung thư.
Trước khi có thai, nếu người phụ nữ có cân nặng hơn mức bình thường cũng có nguy cơ tăng cân nhiều hơn trong lúc mang thai
Dù gene di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng nhưng không phải là nguyên nhân chính cho tình trạng hiện nay có rất nhiều trẻ sinh ra quá béo. Những đứa trẻ này trở nên quá khổ và có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính không lây và khả năng miễn dịch cũng kém hơn những trẻ khác.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng trong việc dự đoán các nguy cơ đối với trẻ, về những biến chứng khi sinh, tình trạng trao đổi chất không bình thường và những tác động khác không tốt đến sức khỏe, cân nặng của bà mẹ trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng hơn cả việc tăng cân trong thai kỳ.
Bà  Janet Currie cho rằng việc tăng cân ở những phụ nữ mang thai khiến con của họ có nguy cơ béo phì và sức khỏe của đứa bé có thể bị ảnh hưởng và chịu tác động xấu về lâu dài.
Ở những phụ nữ tăng hơn 24kg trong suốt thời gian mang đơn thai, nguy cơ sinh con nặng trên 4kg sẽ nhiều gấp 2 lần so với phụ nữ chỉ tăng khoảng 9kg. Từ cân nặng của trẻ mới sinh, các nhà khoa học có thể dự đoán được chỉ số của cơ thể trẻ sau này và một số bệnh mà trẻ có nguy cơ mắc phải.
Tuy nhiên, tuyệt đối không nên ăn kiêng trong suốt quá trình mang thai bởi dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể người mẹ rất quan trọng cho thai nhi, đặc biệt là sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Đỗ Ngoan H+ (Dịch & Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp