Béo phì có thể được coi là một tình trạng khuyết tật theo luật châu Âu
Béo phì: "Hiểm họa" của đời sống tình dục
Dậy thì sớm vì béo phì
Nam giới có thể chết sớm hơn 8 năm vì béo phì
WHO: Béo phì gây ra nửa triệu ca ung thư mỗi năm
Ánh sáng xanh giúp giảm cân hiệu quả
Trước đó, Tòa án Đan Mạch đã yêu cầu EJC đưa ra phán quyết về trường hợp của ông Karsten Kaltoft, nặng khoảng 160kg, làm nghề trông trẻ. Kaltoft đã kiện chủ lao động là chính quyền địa phương Billund vì đã kỳ thị thân hình "đầy đặn" của mình.
Chính quyền địa phương cho rằng số trẻ em cần được trông nom giảm đi đồng nghĩa với việc chúng không cần tới Kaltoft nữa và ông đã bị sa thải sau 15 năm gắn bó với nghề. Tuy nhiên, trong đơn kiện, Kaltoft cho rằng mình bị sa thải vì quá béo.
“Tôi có thể ngồi trên sàn nhà chơi với chúng”, Kaltoft nói, “Tôi không nghĩ mình là người khuyết tật, việc cáo buộc rằng quá béo khiến cho tôi không thể cúi người để buộc dây giày cho bọn trẻ là hoàn toàn không đúng sự thật”.
Karsten Kaltoft cho rằng mình bị sa thải vì quá béo (Ảnh: telegraph)
Thẩm phán EJC đã đưa ra phán quyết rằng nếu tình trạng béo phì làm cản trở “toàn bộ công việc hoặc giảm hiệu quả quả công việc” thì có thể được tính là khuyết tật. Tòa án Đan Mạch sẽ phải căn cứ vào trọng lượng để đưa ra quyết định cuối cùng là Kaltoft có là người khuyết tật hay không.
Mặc dù gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, phán quyết này có tính chất bắt buộc ở tất cả các quốc gia EU.
“Béo phì không nên được coi là khuyết tật. Nếu điều này xảy ra thì những người sử dụng lao động sẽ phải chuẩn bị những bàn làm việc lớn lơn, nhiều chỗ đỗ xe dành cho người béo phì hơn. Điều này chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn mà thôi”
Bình luận của bạn