Hy vọng mới về tuyến tụy nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Đan Mạch (DTU) muốn kiểm soát tự động đường huyết thông qua một hệ thống thiết bị, gồm một cảm biến đo đường huyết dưới da, bơm tiêm insulin và giao diện được lập trình (bao gồm các thuật toán) để bơm lượng insulin cần thiết nhằm khôi phục lại lượng đường ở mức bình thường.


Theo Giám đốc nghiên cứu của DTU, John Jorgensen Bagterp, hệ thống thiết bị này sẽ là một cuộc cách mạng. Nghiên cứu tiền lâm sàng đã chỉ ra rằng, sự điều chỉnh lượng đường trong máu bằng thiết bị này là rất ổn định và chính xác hơn so với việc bệnh nhân tự điều chỉnh lượng đường trong máu. Các thuật toán có thể tính toán ba biến số: 1) số lượng insulin trong máu, 2) sự nhạy cảm của bệnh nhân với insulin và 3) thời gian hoạt động của các hormone. Việc kiểm tra tiền lâm sàng cũng đã được tiến hành trong thời gian nghỉ ngơi, tức là khi đường huyết ít nhạy cảm với sự thay đổi (ví dụ như ngay sau khi dùng bữa ăn).

Trước đó, hãng Danish Zealand Pharma đã phát triển một hormone tổng hợp thay thế glucagon (hormone làm tăng tỷ lệ đường trong máu): ZP-GA-1. Glucagon là một phân tử có khả năng hòa tan rất thấp và không ổn định ở nhiệt độ phòng. Các nhà nghiên cứu tại DTU đã xác định được khả năng kết hợp GA-ZP-1 và insulin trong tuyến tụy nhân tạo để điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hợp lý.

Họ đã công bố các kết quả nghiên cứu của họ một cách công khai và mở để các nhà nghiên cứu khác tiếp cận. Họ hy vọng sẽ khuyến khích ngành công nghiệp đầu tư vào các nghiên cứu về lĩnh vực này.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất