Ngừa cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường

 

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính có các yếu tố di truyền. Nguyên nhân thường là hậu quả của tình trạng thiếu hụt một loại nội tiết tố là Insulin. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng hàm lượng đường trong máu và xuất hiện đường trong nước tiểu, cùng với các rối loạn trầm trọng trong chuyển hoá các chất: mỡ, đạm, khoáng chất... Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng và tổn thương tại các cơ quan của cơ thể như: Thần kinh, mạch máu, mắt kèm với tình trạng dễ bị nhiễm trùng của cơ thể…

Những triệu chứng cần điều trị gấp ở bệnh nhân đái tháo đường


Nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường là một biến chứng thường hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường Type 2 và là một nguyên nhân gây tàn phế nặng nề cho bệnh nhân. Có tới 50% , các trường hợp cắt cụt chân không do chấn thương là cắt cụt chân ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, các điều trị chủ yếu trong nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường gồm: Điều trị nội khoa nhằm giảm đường huyết, các loại thuốc giãn mạch, thuốc tăng cường mức độ di chuyển của oxy vào trong mô, thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu trong lòng mạch, thuốc điều trị cao huyết áp, bỏ thuốc lá, chống béo phì v.v…và điều trị ngoại khoa: Làm cầu nối động mạch, tạo hình động mạch bằng phương pháp can thiệp nội mạch, cắt lọc mô nhiễm trùng, cắt thần kinh giao cảm và cuối cùng là cắt cụt chân cho bệnh nhân nếu các phương pháp điều trị thất bại.

Các chuyên gia y tế cho rằng, chính thói quen sinh hoạt không khoa học đã và đang làm tăng số lượng người thừa cân, béo phì, kéo theo gánh nặng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu. Và ở Việt Nam, "mới chỉ có 33,4% bệnh nhân đái tháo đường được chẩn đoán, nhưng 56,3% bệnh nhân được chẩn đoán lại chưa được điều trị, đồng thời tỷ lệ bệnh tăng nhanh 5,5%", GS.TS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.

Bệnh đái tháo đường có thể phòng chống được và để phòng bệnh cần tuân thủ các yếu tố: Sàng lọc sớm bệnh để phát hiện đái tháo đường; Đối với những người có sức khỏe bình thường cần thay đổi lối sống, sống lành mạnh, hạn chế những thói quen không có lợi cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá…, luyện tập thể lực đều hàng ngày, không để phát sinh béo phì…; Khi chưa có bệnh, chúng ta cần biết dự phòng tốt, khi đã có bệnh cần tuân thủ điều trị nghiêm túc sẽ hạn chế được tỷ lệ bệnh và các biến chứng bệnh; Đối với những người bị bệnh đái tháo đường cần tìm hiểu các kiến thức về bệnh đái tháo đường để biết tự chăm sóc và quản lý bệnh của mình.

Ngoài việc phải đảm bảo những yếu tố trên, theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), “Mọi người có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cơ chế chung để TPCN phòng chống đái tháo đường đó là: TPCN tham gia chống hư hại tế bào Langerhans, từ đó làm tăng hệ thống miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sản xuất kháng thể, giảm tác hại phản ứng kháng nguyên, kháng thể; Làm giảm đường máu dẫn đến giảm hấp thu, giảm tạo thành, sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp; Tăng nhạy cảm của receptor, giúp giảm mỡ máu, giảm béo phì, tăng nuôi dưỡng các mô, tế bào, chống viêm, chống oxy hóa, TPCN tăng nhạy cảm receptor; TPCN tạo môi trường kiềm máu nhờ các hoạt chất dược thảo, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, tảo, nấm”.

Theo thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới. Nghiên cứu tại các địa phương cho thấy, toàn quốc hiện có khoảng 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, điều đáng nói là cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca được chẩn đoán là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong.
linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết