Nhịn ăn sáng gây tái phát sỏi mật?

Lười vận động, ăn ít rau sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh sỏi mật. Nguồn ảnh: Internet

Bài thuốc chữa sỏi mật hiệu quả từ trái sung

Nghi sỏi mật khi xuất hiện "bộ ba": Đau, sốt, vàng da

Sỏi mật - có đáng lo ngại?

Tán sỏi mật: Cần "bốn mặt giáp công"

Sỏi mật là một trong các bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe. Đây là một bệnh về đường tiêu hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm người bệnh gặp nhiều trở ngại trong công việc và cuộc sống.

Bạn nên thay đổi những thói quen dưới đây để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Không ăn bữa sáng: Theo các chuyên gia y tế, túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

Lười vận động: Đây là thủ phạm điển hình gây tái phát sỏi mật. Lười vận động khiến nhu động ruột kém, co bóp đường mật không đầy đủ dẫn đến mật bị ứ đọng và nhanh chóng hình thành sỏi. Do đó, để phòng bệnh tái phát bạn nên hình thành thói quen tập luyện 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức.

Ít ăn rau: Rau làm tăng nhu động ruột, làm linh hoạt hoá đường mật. Rau kích thích bài tiết và tăng cường lưu thông mật nên ngăn ngừa hình thành sỏi. Vì vậy, những người ăn ít rau xanh sẽ có nguy cơ tái phát sỏi mật rất nhanh.

Ăn nhiều mỡ: Thức ăn giàu chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Bạn cần hạn chế ăn mỡ động vật và các thực phẩm giàu cholesterol để phòng ngừa sỏi mật tái phát.

Tình trạng viêm nhiễm đường mật làm phá hủy tế bào lót bề mặt và tạo cơ hội hình thành sỏi mật. Nguồn ảnh: Internet

Viêm nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm đường mật làm phá hủy lớp tế bào lót bề mặt khiến nó trở nên xù xì, tạo cơ hội hình thành sỏi mật. Chính vì vậy, bạn cần khám, phát hiện sớm và điều trị tích cực khi có bệnh. Bạn cũng cần cải thiện sớm tình trạng táo bón vì táo bón sẽ gây nguy cơ viêm nhiễm đường mật.

Giun chui ống mật: Khi giun chui trong đường mật thì chúng sẽ bị chết ở đó. Xác giun thành dị vật khiến các tế bào bạch cầu bao quanh, các thành phần của dịch mật bao bọc và kết quả là tạo thành một vật thể rắn cho mật ứ đọng, calci bám vào tạo thành sỏi. Để phòng bệnh, bạn nên tẩy giun định kỳ, ăn uống đảm bảo vệ sinh để không ăn phải trứng giun.

Việc điều trị bệnh đòi hỏi một quá trình lâu dài. Người bệnh có thể lựa chọn dùng thêm các loại thực phẩm chức năng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Linh Ly H+ (Tổng hợp) 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa