Mẹo giữ cho "vùng kín" luôn khỏe mạnh

Âm đạo là khu vực phụ nữ cần quan tâm thường xuyên

Phụ nữ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn âm đạo

Miên dâm: Hội chứng cấp cao của mộng tinh

Tình dục thiếu an toàn: Cẩn thận viêm niệu đạo

Khi mang thai, "chuyện ấy" sẽ thay đổi như thế nào?

1. Hạn chế thụt rửa âm đạo

Thụt rửa âm đạo có thể ảnh hưởng tới độ pH của âm đạo, cụ thể là làm giảm độ acid và điều này đồng nghĩa với việc khiến nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng. Thông thường, pH âm đạo nằm trong khoảng 3,8 - 4,5. Nếu âm đạo của bạn có mùi nồng hoặc khó chịu, cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh để thụt rửa âm hộ, âm đạo bởi hành động này cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng pH khỏe mạnh.

2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng và uống nhiều nước là chìa khóa cho sức khỏe âm đạo và sinh sản. Thực thế cho thấy, có nhiều loại thực phẩm giúp điều trị các vấn đề liên quan đến âm đạo. Ví dụ, nước ép nam việt quất và sữa chua có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng nấm men. Nếu thường xuyên bị khô âm đạo, nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành, giúp bổ sung estrogen để tăng tiết chất bôi trơn tự nhiên.

3. Tình dục an toàn

Yêu cầu đối tác sử dụng bao cao su để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, herpes sinh dục, bệnh giang mai, bệnh lậu, mụn cóc sinh dục và chlamydia. Lưu ý, nên thay đổi bao cao su khi chuyển sang các hình thức quan hệ tình dục khác để ngăn chặn sự lây truyền của các vi khuẩn có hại đi vào âm đạo.

Yêu cầu đối tác sử dụng bao cao su để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm âm đạo

4. Khám phụ khoa thường xuyên

Từ năm 21 tuổi, phụ nữ nên bắt đầu đi khám phụ khoa để phát hiện sớm những thay đổi trong các tế bào âm đạo cho thấy sự hiện diện của bệnh ung thư.

5. Điều trị dứt điểm nhiễm trùng âm đạo

Ba loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp là nhiễm nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm Trichomonas. Nhiễm nấm men bị gây ra bởi một số loại nấm, trong khi nhiễm khuẩn âm đạo là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong âm đạo và Trichomoniasis là ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục. Điều trị các bệnh nhiễm trùng là rất quan trọng bởi nó có thể dẫn đến các vấn đề tiêu cực tới sức khỏe sinh sản. Cũng may, cả ba đều có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc kem thoa.

6. Sử dụng đủ chất bôi trơn

Nếu âm đạo thiếu chất bôi trơn, môi âm hộ và âm đạo dễ bị xây sát, thậm chỉ chảy máu khi quan hệ. Mặc dù chất bôi trơn sẽ sản sinh tự nhiên trong quá trình kích thích tình dục nhưng một số phụ nữ lại phải khó khăn trong vấn đề này. Vì vậy, trọng một số trường hợp, phụ nữ có thể sử dụng dầu bôi trơn để làm giảm ma sát và kích ứng tại khu vực nhạy cảm.

7. Mặc quần lót thoáng mát

Một số loại vải có thể làm tăng nhiệt độ và độ ẩm, làm vi khuẩn phát triển quá mức gây ra nhiễm trùng. Do đó, không mặc quần bó sát và nên thay quần sau khi hoạt động thể dục thể thao.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa