Phụ nữ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn âm đạo

Phụ nữ rất hay gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo

7 loại thực phẩm trị chứng khô âm đạo hiệu quả

Bộ ba hormone cần cho chị em khô hạn

Tại sao phụ nữ mãn kinh hay bị viêm âm đạo?

Viêm âm đạo do nấm, vì sao dùng thuốc không khỏi?

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo

Trên thực tế, âm đạo là môi trường chứa nhiều vi khuẩn, bao gồm cả hai loại tốt và xấu. Sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi với vi khuẩn có hại sống ở âm đạo sẽ làm cho âm đạo bị viêm. 

Mặc dù nguyên nhân gây mất cân bằng vi khuẩn âm đạo hiện vẫn chưa rõ nhưng có một số bằng chứng cho thấy đó có thể là do quan hệ tình dục.

TS. Jennifer A. Shuford - Giám đốc Khoa học Ứng dụng tại Viện Sức khỏe Tình dục Austin, Texas, Hoa Kỳ cho biết: "Những phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc thường xuyên thay bạn tình mới là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn âm đạo do sự lây truyền vi khuẩn xuất phát từ dương vật bạn tình". Nhưng, TS. Shuford cũng khẳng định, quan hệ tình dục không phải là con đường duy nhất gây nhiễm khuẩn âm đạo. Đơn cử, thường xuyên thụt rửa âm đạo cũng có thể làm âm đạo bị viêm, vì nó sẽ phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo.

Triệu chứng và biến chứng của nhiễm khuẩn âm đạo

Một số phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo có thể gặp phải các triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, dịch âm đạo có màu trắng xám, mùi tanh, âm đạo bị ngứa, đi tiểu đau rát…

Các biến chứng và nguy cơ sức khỏe của nhiễm khuẩn âm đạo sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nhiễm trùng không được điều trị, nó có thể dẫn đến:

Bệnh viêm vùng chậu (PID). PID là tình trạng hệ thống sinh sản nữ bị viêm, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng và thậm chí là cả buồng trứng. TS. Shuford lưu ý rằng, PID có thể dẫn đến một số biến chứng như vô sinh và mang thai ngoài tử cung.

Đi tiểu đau rát có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo

Biến chứng trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn âm đạo sẽ có nguy cơ cao bị sinh non.

Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng. Những phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo làm nguy cơ lây nhiễm HIV, bệnh lậu và chlamydia tăng lên. Hơn nữa, những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nhiều khả năng để phát triển một nhiễm trùng sau phẫu thuật ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, chẳng hạn như cắt bỏ tử cung hoặc phá thai.

Sàng lọc, điều trị và phòng chống nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể dễ dàng chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mẫu dịch âm đạo và được điều trị thông qua việc dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể được đưa vào bằng đường miệng, dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ chèn vào trong âm đạo.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể tái phát, thậm chí vừa ngay sau liệu trình điều trị kháng sinh. Điều quan trọng, bạn phải đảm bảo việc sử dụng thuốc kháng sinh theo quy định bác sỹ.

Phòng chống mắc lại nhiễm khuẩn âm đạo và nguy cơ lây nhiễm bằng cách chung thủy mối quan hệ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hạn chế thụt rửa âm đạo, bảo đảm vệ sinh tốt. Mặc quần lót thoáng mát để tạo điều kiện cho luồng không khí lưu thông, ngăn ngừa ẩm ướt có thể làm vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa