Tình dục thiếu an toàn làm gia tăng nguy cơ bị viêm niệu đạo ở cả nam lẫn nữ
Khi mang thai, "chuyện ấy" sẽ thay đổi như thế nào?
Triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới
Mãn kinh gây rối loạn chức năng tình dục như thế nào?
Cải thiện ham muốn nam với 7 bước đơn giản
Theo các chuyên gia y tế thuộc Đại học Maryland (Hoa Kỳ), cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ bị viêm niệu đạo. Tuy nhiên, do cấu tạo đặc thù của bộ phận sinh dục, nữ giới thường có nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao hơn nam giới.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo
Nhìn chung, hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo thường do sự xâm hại của một loại vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang, thận, vi khuẩn sống tự nhiên trong khu vực bộ phận sinh dục đều có thể làm niệu đạo bị viêm nếu chung đi vào đường tiết niệu.
Đáng lưu ý, viêm niệu đạo có thể bị gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Chúng bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và ký sinh trùng Trichomonas. Một vài loại virus cũng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh, chẳng hạn như HPV, virus herpes simplex và virus cytomegalo.
Các triệu chứng thường gặp
Ở nam giới, đó là một cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngứa rát dương vật, có máu trong tinh dịch và/hoặc nước tiểu. Với phụ nữ, viêm niệu đạo khiến họ muốn đi tiểu thường xuyên một cách cấp bách, khó chịu khi đi tiểu, đau ở vùng bụng, nhiệt độ cơ thể cao, ớn lạnh…
Trong một số trường hợp, những người bị viêm niệu đạo còn không gặp bất các kỳ triệu chứng đáng chú ý, thậm chí là không có triệu chứng nếu viêm niệu đạo phát triển như là một kết quả của việc nhiễm chlamydia hoặc trichomonas.
Biến chứng và điều trị viêm niệu đạo
Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng có thể lây lan đến các bộ phận khác của đường tiết niệu, bao gồm cả các niệu quản, thận và bàng quang. Bên cạnh làm viêm niệu đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu kể trên.
Đầu tiên, các bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân kể về các triệu chứng bản thân. Họ sẽ khám khu vực bộ phận sinh dục và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Viêm niệu đạo thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng virus, chẳng hạn như tetracycline, doxycycline, erythromycin và ofloxacin.
Tầm quan trọng của thực hành tình dục an toàn
Trên thực tế, vi khuẩn xâm hại gây viêm niệu đạo chiếm đa phần là do sự lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. Vì vậy, cần áp dụng biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su và chung thủy một vợ một chồng. Bên cạnh đó, bạn có thể thúc đẩy sức khỏe đường tiết niệu để ngăn ngừa viêm niệu đạo bằng cách uống nhiều nước, đi tiểu ngay sau khi quan hệ, tránh dùng nhiều các loại thực phẩm có tính acid như giấm, chanh và hạn chế tiếp xúc với chất diệt tinh trùng.
Bình luận của bạn