Thực phẩm chức năng gây ngộ độc gan?

Một số thành phần trong thực phẩm chức năng có thể gây tổn thương gan và chức năng gan

TPCN có "cứu" được lối sống không lành mạnh?

TPCN giảm táo bón cho hội chứng ruột kích thích

Dùng thuốc điều trị đái tháo đường với TPCN có gây hạ đường huyết?

Những quy tắc phải “nằm lòng” nếu muốn xuất khẩu TPCN

Health+ đã gửi câu hỏi của bạn cho ConsumerLab.com – một công ty kiểm định thực phẩm chức năng uy tín tại New York, Mỹ. Các chuyên gia ConsumerLab.com trả lời như sau:

Chào bạn,

Thực phẩm chức năng hầu như không có hại nếu được sản xuất, bảo quản tốt và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, một số thành phần nhất định trong thực phẩm chức năng đã được chứng minh là có thể gây hại cho gan, chẳng hạn như:

- Chiết xuất trà xanh (green tea extract) đã được báo cáo nhiều lần là có thể gây ngộ độc gan.

- Một số nghiên cứu cho thấy kava – loại thảo dược thường được sử dụng để giảm lo âu hoặc mất ngủ, có thể gây tổn thương cho gan. Đôi khi, tổn thương gan xảy ra ngay cả với liều lượng kava thông thường. Một số nước đã cấm bán loại thảo dược này nhưng nó vẫn có mặt tại Mỹ và nhiều quốc gia khác.

- Ba trường hợp viêm gan cấp tính tại Mỹ được ghi nhận là có liên quan đến việc sử dụng thực phẩm chức năng chứa CLA (acid linoleic liên hợp) để giảm béo.

- Một số trường hợp suy gan (một trong số đó phải ghép gan) có liên quan đến thức uống bổ sung noni, mặc dù các chuyên gia không thể kết luận được noni chính là nguyên nhân.

- Quá nhiều vitamin A hoặc niacin có thể gây tổn thương gan.

- Men gạo đỏ (red yeast rice) có chứa lovastatin tự nhiên có thể làm thay đổi chức năng gan.

- Một số nghiên cứu cho thấy TPCN chứa thăng ma đen (black cohosh, thảo dược thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng mãn kinh) có thể gây tổn thương gan hoặc viêm gan tự miễn. Tương tự như vậy, các trường hợp tổn thương gan còn được báo cáo với các loại thảo dược khác như nữ lang và skullcap.

- Hoa chuông (comfrey) có thể gây hại cho gan khi uống hoặc bôi qua da. Hoa chuông được sử dụng trong các chế phẩm bôi trên da để điều trị đau hoặc sưng.

- Gai lông (butterbur) là một loại thảo dược được sử dụng để điều trị đau nửa đầu và dị ứng theo mùa, cũng chứa các hợp chất gây độc cho gan. Mặc dù khi được sử dụng làm thực phẩm chức năng, các hợp chất có hại đã bị loại bỏ nhưng vẫn còn sót lại một chút. Vì vậy, để an toàn, người bệnh gan nặng không nên sử dụng gai lông.

Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo rằng một số sản phẩm thực phẩm chức năng tăng cường cơ bắp (như Tri-Methyl Xtreme và Mass Destruction) chứa steroid có thể gây tổn thương gan. Vì vậy, trước khi có ý định sử dụng TPCN, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

**ConsumerLab.com là một công ty có trụ sở tại White Plains (New York, Mỹ), được thành lập vào năm 1999 bởi Tod Cooperman. ConsumerLab.com hoạt động nhằm mục đích “Xác định các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm nghiệm độc lập”.

Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, ConsumerLab.com tiến hành thử nghiệm các sản phẩm có mặt trên thị trường và lấy doanh thu từ việc công bố kết quả trên ấn phẩm trực tuyến. Có tem của ConsumerLab.com trên nhãn là một trong những tiêu chí để nhận diện sản phẩm TPCN an toàn, hiệu quả.

Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng