Những quy tắc phải “nằm lòng” nếu muốn xuất khẩu TPCN

Xuất khẩu thực phẩm chức năng sẽ không còn quá khó nếu doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản

Hiệp định TPP: “Dao 2 lưỡi” với doanh nghiệp TPCN Việt Nam

Hiệp định TPP vận hội và thách thức của ngành TPCN

Doanh nghiệp TPCN được và mất gì khi hội nhập TPP?

Hiệp định TPP: Cơ hội cho ngành thực phẩm chức năng (P.1)

Dưới đây là những nguyên tắc cần ghi nhớ nếu muốn xuất khẩu TPCN:

1. Xác định nhu cầu – yêu cầu của thị trường xuất khẩu  

Một sản phẩm thực phẩm chức năng có doanh số rất cao tại Việt Nam chưa chắc đã bán chạy ở Nhật Bản, Mỹ hay Singapore. Theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Viện trưởng Viện thực phẩm chức năng (VIDS): “Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt là dù đã tham gia vào các sân chơi lớn nhưng lại chưa có thói quen tìm hiểu thông tin về mặt thị trường của các quốc gia trong sân chơi đó. Chẳng hạn, khi muốn xuất khẩu TPCN sang Mỹ - một trong những thị trường “béo bở” nhưng cũng khó tính nhất toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các rào cản về tiêu chuẩn, quy chuẩn và thị hiếu người tiêu dùng Mỹ”.

“Biết người, biết ta – trăm trận trăm thắng”! Để có thể bước chân được vào thị trường Mỹ và nhiều nước khác, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư bài bản, hiệu quả để có thể xác định đúng thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng mỗi quốc gia; Hơn cả là “định vị” được vị trí của sản phẩm/doanh nghiệp trên thị trường mới. Doanh nghiệp có thể liên hệ với đối tác hoặc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hoặc Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) để biết yêu cầu cụ thể của các nước đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu.

Hiệp định TPP là cơ hội lớn cho ngành thực phẩm chức năng

2. Nắm rõ các thủ tục xuất khẩu

Thực phẩm chức năng là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì thế, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu TPCN phải thực hiện thủ tục các hải quan và thủ tục quản lý chuyên ngành, cụ thể:

­Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan về Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Tham khảo Thông tư số 38/2015/TT-BTC tại đây

Thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành: Điểm e, Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/ 2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Tham khảo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP tại đây

3. Thực hành tốt sản xuất TPCN

Thực hành tốt sản xuất (GMP) là một hệ thống các hướng dẫn được thiết kế để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiếu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm sản phẩm cuối cùng.

Đối với các doanh nghiệp muốn “lấn sân” sang thị trường quốc tế, tuân thủ nguyên tắc GMP TPCN là sự lựa chọn khôn ngoan để khẳng định chất lượng. Theo nhận định của PGS.TS Lê Văn Truyền – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, “GMP chính là ‘tấm hộ chiếu’ để TPCN có thể được xuất khẩu một cách thuận lợi, khi mà ở nhiều nước khác, GMP đã trở thành quy định bắt buộc”.

Tại Việt Nam, Nhà máy sản xuất TPCN Âu Cơ là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay đạt được Chứng nhận Thực hành sản xuất tốt TPCN ASEAN (GMP-HS). Âu Cơ tự hào là đối tác uy tín – tin cậy đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành TPCN tại Việt Nam muốn “đóng dấu chất lượng” lên sản phẩm để vươn ra thị trường quốc tế.

Hoạt động sản xuất TPCN tại nhà máy Âu Cơ - đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay đạt được Chứng nhận Thực hành sản xuất tốt TPCN ASEAN

Bên cạnh GMP, các tiêu chuẩn GACP, HACCP, ISO và các tiêu chuẩn tương đương khác sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp TPCN Việt Nam thâm nhập được các thị trường đầy tiềm năng này.

4. Cập nhật liên tục, sẵn sàng thay đổi

Các doanh nghiệp cần cập nhật các quy định về ghi nhãn, thành phần hoạt chất (hoạt chất nào bị cấm, hoạt chất nào được sử dụng và với liều lượng bao nhiêu…), công bố, tuyển chọn nguyên liệu… của quốc gia mình nhắm tới để thảm thiếu tối đa nguy cơ bị loại, từ chối.

Theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng, TPP sẽ buộc các doanh nghiệp TPCN nội phải thay đổi mạnh mẽ: “Hiện nay, các công ty sản xuất TPCN ở nước ta đang phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, thảo dược, bao bì, máy móc… từ Trung Quốc. Với những ưu đãi về thuế quan (với 90% dòng thuế được cắt giảm) cho các sản phẩm (kể cả nguyên liệu) từ các quốc gia trong TPP, các doanh nghiệp TPCN nội sẽ phải tính đến phương án giảm tối đa sự lệ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay. Nhất là khi nước ta có nguồn nguyên liệu, dược liệu phong phú và đa dạng cho sản xuất TPCN”.

Từ bỏ những thói quen hiện tại, những suy nghĩ lạc hậu mặc dù là thách thức lớn với các doanh nghiệp nhưng nếu làm được, việc xuất khẩu TPCN đến các thị trường khó tính sẽ “trong tầm với”.

Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng