Suy giáp là căn bệnh có thể dẫn đến tử vong
Những bệnh tuyến giáp thường gặp
Rối loạn tuyến giáp gây vô sinh, sảy thai liên tiếp?
Thiếu iod gây rối loạn chức năng tuyến giáp
Bệnh thường gặp ở tuyến giáp
Suy giáp có tên gọi đầy đủ là suy chức năng tuyến giáp, là bệnh nội tiết thường gặp. Theo thống kê, tần suất mắc bệnh trong quần thể là 1 – 3%o.
Các dạng bệnh suy chức năng tuyến giáp: Phù niêm, suy giáp bẩm sinh và bệnh suy giáp mắc phải (tiên phát, thứ phát).
Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh suy giáp?
Chuyên gia bệnh nội tiết, PGS.TS Trần Đình Ngạn - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103
Theo PGS.TS.Trần Đình Ngạn - chuyên gia bệnh nội tiết, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, biểu hiện của suy chức năng tuyến giáp rất đa dạng, người bệnh thường có những thay đổi cả về thể chất, tinh thần và chuyển hóa:
- Hình thái: Mặt tròn như mặt trăng, mũi tẹt, môi và lưỡi dày, mi mắt phù nề. Những người bị nặng có thể có phấn trắng phủ trên da hoặc vảy nến; Móng, tóc giòn, dễ gẫy và chậm dài; Tóc và lông mày dễ rụng; Chân tay khô.
- Chức năng tiêu hóa: Người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy thất thường.
- Thần kinh và tinh thần: Lầm lỳ, tư duy chậm, hay buồn phiền, kém vận động, có khi lú lẫn, hay quên. Có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh tâm thần kinh.
- Chức năng chuyển hóa: Chán ăn và ăn rất ít nhưng lại tăng cân.
Suy giáp gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ quan trong cơ thể, có thể gây nhiễm trùng nặng cho bệnh nhân
Biểu hiện cận lâm sàng của suy giáp có thể bao gồm:
- Hormone giáp T3, T4 giảm; Hormone TSH (do tuyến yên sản xuất) tăng.
- Phụ nữ trên 50 tuổi;
- Bị bệnh tự miễn hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tự miễn;
- Đã từng điều trị bằng iod phóng xạ hoặc các thuốc chống tuyến giáp;
- Đã từng xạ trị ở vùng ngực đổ lên;
- Đã từng phẫu thuật tuyến giáp
- Nhịp tim chậm (40 - 55 nhịp/phút), điều này còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
- Thiếu máu nhẹ.
- Tăng huyết áp, tăng cholesterol, men gan cao…
Suy giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên
Mặc dù suy giáp thường gặp ở độ tuổi trung niên, bất cứ ai có thể phát triển bệnh, bao gồm cả trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Trẻ bị suy giáp từ khi vừa chào đời gọi là suy giáp bẩm sinh, bệnh này có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời (2 - 3 tuần đầu sau sinh). Nếu bị suy giáp ở tuổi vị thành niên, trẻ có thể bị dậy thì chậm hoặc không phát triển được như các bạn cùng trang lứa. Ở trẻ gái, suy giáp có thể gây rong kinh.
Trẻ em và thanh thiếu niên bị suy giáp sẽ gặp khó khăn trong học tập bởi trí nhớ em và cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Dấu hiệu báo động đỏ
Nếu có các dấu hiệu hạ huyết áp, thở chậm, giảm nhiệt độ cơ thể, lãnh đạm và hôn mê… nên đi khám ngay vì có thể bạn đã bị phù niêm (myxedema). Tình trạng này xảy ra khi hormone tuyến giáp bị sụt giảm trong một thời gian dài hoặc nhiễm trùng tuyến giáp không được điều trị. Trong một vài trường hợp, myxedema có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sỹ nếu cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của suy giáp.
Nên kiểm tra định kỳ các chức năng tuyến giáp nếu từng phẫu thuật tuyến giáp, điều trị bằng iod phóng xạ (I131), các thuốc kháng giáp hoặc xạ trị vùng đầu, cổ hoặc ngực trên.
Các phương pháp điều trị suy giáp phải mất nhiều thời gian mới phát huy hiệu quả, vì thế, điều quan trọng nhất là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, trong điều trị suy giáp, tùy từng trường hợp, các bác sỹ sẽ cân nhắc sử dụng đơn hoặc kết hợp giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Theo đó, sau quá trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm TPCN có chiết xuất thảo dược để phòng ngừa căn bệnh này tái phát. Tuy nhiên, trước, trong quá trình sử dụng, cần có tư vấn của bác sỹ cũng như khám bệnh định kỳ để có những điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý.
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/phân phối cung cấp
Bình luận của bạn